Xem thêm "tin tức nội thất gia đình Đăng Khoa mart Sửa máy văn phòng Thể thao VN và những khoảnh khắc đọng lại ở SEA Games 26 GuidePedia

0

SEA Games 26 đã chính thức khép lại sau lễ bế mạc giản dị nhưng nhiều ý nghĩa diễn ra vào tối qua, khép lại 11 ngày tranh tài sôi nổi của Đại hội thể thao Đông Nam Á. TT&VH đã bình chọn 10 khoảnh khắc đáng nhớ nhất và 10 khoảnh khắc thất vọng nhất để thay lời tổng kết về thành tích của đoàn thể thao VN tại kỳ SEA Games năm nay.

10 khoảnh khắc đáng nhớ nhất

1. Kình ngư Hoàng Quý Phước làm nên lịch sử

Với 2 chiếc HCV 100m bướm và 100m tự do, Hoàng Quý Phước xứng đáng

là một trong những VĐV VN xuất sắc nhất tại SEA Games 26. Ảnh: Quang Nhựt

Tối 13/11, bằng phong độ và ý chí thi đấu tuyệt vời, kình ngư trẻ Hoàng Quý Phước đã mang về chiếc HCV mang tính lịch sử cho môn bơi lội VN tại SEA Games 26 ở nội dung 100m bướm với thành tích 53”07, đoạt chuẩn B dự Olympic London 2012. Tối 16/11, Hoàng Quý Phước lại viết lên trang sử mới cho đời mình cũng như cho bơi lội VN khi lần đầu tiên, bơi lội VN giành được tấm HCV 100m tự do với thành tích 50”79. Hay nói cách khác, đây cũng là lần đầu tiên kể từ Đại hội thể thao Đông Nam Á đổi tên từ SEAP Games thành SEA Games, bơi lội VN đoạt được một tấm HCV ở nội dung trên.

2. Đấu kiếm lập đại công

Lệ Dung đã cùng ĐT đấu kiếm VN trải qua kỳ SEA Games thành công nhất trong lịch sử. Ảnh: Quốc Khánh

Đấu kiếm chính là ĐT đã giành chiếc HCV thứ 70 cho đoàn thể thao VN tại SEA Games 26, giúp đoàn thể thao VN cán mốc 70 HCV đã đặt ra trước ngày khai mạc Đại hội. Không những thế, với ưu thế tuyệt đối ở các nội dung kiếm liễu nữ, kiếm 3 cạnh nữ và kiếm chém nữ, ĐT đấu kiếm VN đã mang về tổng số 5 HCV, trong đó trọn bộ HCV cả cá nhân lẫn đồng đội ở nội dung kiếm liễu nữ và kiếm 3 cạnh nữ, đứng vị trí số một toàn đoàn tại SEA Games 26. Đây là kết quả ấn tượng nhất của các kiếm thủ VN kể từ khi bắt đầu tham dự SEA Games đến nay.

3. Điền kinh gặt hái mùa vàng

Dương Thị Việt Anh với thành tích nổi bật ở nội dung nhảy cao đã làm quên đi khoảng trống

do đàn chị Bùi Thị Nhung để lại. Ảnh: Quang Nhựt

Sáng 13/11, Nguyễn Thị Thanh Phúc ở nội dung đi bộ 20km đã gây sửng sốt khi đoạt tấm HCV đầu tiên cho điền kinh VN, vì chưa trong lịch sử điền kinh VN chúng ta chưa bao giờ có vàng ở nội dung tại SEA Games.

Chiều cùng ngày, ở nội dung nhảy cao, Dương Thị Việt Anh cũng đã thể hiện phong độ quá xuất sắc khi đoạt HCV với mức xà 1m90. Hơi tiếc cho Vân Anh khi cô chỉ thiếu 2cm nữa mới đạt chuẩn tham dự Olympic London 2012. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là Việt Anh đã thực sự khỏa lấp được hình bóng đàn chị Bùi Thị Nhung.

Vũ Văn Huyện đã tiếp tục bảo vệ tấm HCV 10 môn phối hợp với thành tích 7.223 điểm, bỏ quá xa đối thủ Niềm vui nhân đôi khi người về nhì là Nguyễn Văn Huệ, một VĐV của VN với thành tích 6.830 điểm. Trên đường chạy 1500m, Trương Thanh Hằng bứt tốc để về đích đăng quang với thành tích 04’15’’77. Ở nội dung 800m ngày 15/11, cô gái bé nhỏ tiếp tục bảo vệ thành công tấm HCV với thành tích với 2’02”67.

Trong khi đó, ở nội dung 800m nam, chàng trai Dương Văn Thái đã trở thành nhà vô địch Đông Nam Á ở tuổi 19. Thành tích 1’ 49’’42 của Thái đã xô đổ kỷ lục QG mà đàn anh Lê Văn Dương lập được năm 2004 (1’ 49’’81).

4. TDDC VN bách chiến bách thắng

Ngân Thương (trái) và Hà Thanh (giữa) đã góp công lớn để ĐT TDDC lập được thành tích

chói sáng tại SEA Games 26. Ảnh: Quang Nhựt

Với 9 HCV đoạt được chỉ trong ngày 15/11, TDDC VN đã làm “kinh hoàng” các đối thủ và 11 HCV chung cuộc đã đưa TDDC VN lên vị trí số một toàn đoàn.

Xúc động nhất là Đỗ Ngân Thương, chỉ đặt mục tiêu giành huy chương tại SEA Games 26 do bị lật cổ chân, và chỉ có quá ít thời gian để lấy lại phong độ sau gần 2 năm vắng bóng nhưng đã gây bất ngờ. Bằng ý chí và bản lĩnh phi thường, Ngân Thương đã xuất sắc giành được 2 HCV với màn trình diễn ấn tượng ở môn xà lệch (12.9 điểm) và cầu thăng bằng(12.300 điểm). Phan Thị Hà Thanh cũng chẳng khó khăn thi đấu thành công khi giành thêm 2 HCV, nâng tổng số HCV cô đoạt được lên con số 3 và đưa tổng số HCV TDDC VN lên con số 11.

5. Bắn súng mang về 7 HCV

Ngày 12/11, ở nội dụng súng ngắn ổ quay nam, Hoàng Xuân Vinh đã thể hiện phong độ ấn tượng khi vượt qua VĐV Thái Lan để giành HCV súng ngắn ổ quay, đây là HCV thứ hai của Vinh ở SEA Games. Tấm HCV cuối cùng (trong tổng 7 HCV) của bắn súng đã khiến môn này có số nhiều HCV thứ 3 cho đoàn thể thao VN sau TDDC và điền kinh.

6. Karate vượt khó hoàn thành nhiệm vụ


Tham dự SEA Games 26 mà không có những võ sỹ chủ lực như Hải Yến, Ngọc Thành (kumite) hay Hoàng Ngân (kata) vì đã nghỉ thi đấu hoặc bị chấn thương, nhưng ĐT karate VN vẫn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ với 3 HCV, 8 HCB và 3 HCĐ. Đây là kỳ SEA Games mà 2 quốc gia mạnh nhất về karate trong khu vực Đông Nam Á là VN và Malaysia đều thi đấu không thành công vì công tác trọng tài của nước chủ nhà Indonesia, nên thành tích 3 HCV nói trên xứng đáng được coi là nỗ lực vượt bậc của thầy trò HLL Lê Công, vì nếu không bị trọng tài thiên vị hoặc xử ép thì số HCV của ĐT karate VN lẽ ra phải nhiều hơn thế.

7. Pencak Silat chói sáng ngay tại Indonesia


Indonesia là quốc gia khai sinh ra môn pencak silat, nhưng ở SEA Games 26 diễn ra tại Jakarta, các võ sỹ pencak silat VN mới là những người thi đấu xuất sắc nhất. Ngoại trừ các nội dung biểu diễn bị chủ nhà Indonesia thâu tóm trọn bộ huy chương, các VĐV pencak silat đã chơi cực kỳ nổi bật ở những trận chung kết nội dung đối kháng, trong đó có nhiều trận đấu gặp đúng VĐV chủ nhà Indonesia được khán giả và trọng tài cuồng nhiệt ủng hộ, nhưng ĐT pencak silat VN vẫn xuất sắc giành được tới 6 HCV, gấp đôi chỉ tiêu đặt ra trước lúc lên đường.

8. Xuất sắc như rowing

Ngay trong ngày thi đấu đầu tiên tại SEA Games 26, ĐT rowing VN đã lập nên một chiến tích tuyệt vời khi giành được 2 HCV và một HCB chỉ trong một buổi sáng, hoàn thành chỉ tiêu 2 HCV đặt ra trước ngày lên đường. Đến ngày thi đấu thứ 2, các VĐV rowing VN giành thêm được một HCV nữa, giúp ĐT rowing kết thúc SEA Games 26 với thành tích 3 HCV, 4 HCB, 2 HCĐ. Được biết, do điều kiện kinh phí không dư dả nên ĐT rowing chỉ được làm quen với hồ Cipule, địa điểm thi đấu môn rowing tại SEA Games 26, trước khi thi đấu có 2 ngày.

9. Futsal nam nữ đều vào chung kết

Nói tới bóng đá là nói tới thất bại của U23 VN ở SEA Games 26, nhưng cũng không thể vì thế mà phủ nhận nỗ lực của 2 ĐT futsal nam nữ, khi họ đã lọt vào tới trận chung kết như mục tiêu đã đề ra trước lúc lên đường. Đối thủ đã khiến 2 ĐT futsal nam và nữ VN trở thành bại tướng trong trận chung kết diễn ra vào ngày thi đấu cuối cùng của SEA Games 26 đều là Thái Lan (ĐT nam thua 3-8, ĐT nữ thua 2-4), nhưng đây là kết quả đã được dự báo từ trước, vì trình độ futsal của Thái Lan đã vượt khỏi tầm vóc khu vực từ rất lâu.

10. Trần Lê Quốc Toàn khẳng định tài năng

Ngày 18/11, Trần Lê Quốc Toàn đã làm cả nhà thi đấu như nghẹt thở khi anh chinh phục thành công mức cử 155kg, đạt tổng cử 280 kg để mang về tấm HCV đầu tiên cho cử tạ VN tại SEA Games 26 ở hạng cân 56kg.

10 khoảnh khắc đáng quên nhất

1. Bóng đá thảm bại

Thất bại thảm hại của ĐT bóng đá U23 VN đã khiến bức tranh của thể thao VN

tại SEA Games 26 không được toàn mỹ và trọn vẹn. Ảnh: Quốc Khánh

Từ chỗ là á quân của SEA Games 25, U23 VN đã đến với SEA Games 26 bằng phong độ rất kém cỏi, và trong suốt 7 trận đấu tại giải (5 trận vòng bảng và 2 trận bán kết, tranh HCĐ), U23 VN chưa bao giờ thể hiện được diện mạo ấn tượng và phải chia tay SEA Games 26 bằng thất bại 1-4 đầy tủi hổ trong trận tranh HCĐ trước U23 Myanmar, đối thủ từng chua chúng ta 0-5 cách đây gần một tháng.

Thất bại nặng nề của ĐT bóng đá đã khiến bức tranh chung của đoàn thể thao VN tại SEA Games 26 không được sáng sủa tươi tắn như lẽ ra phải thế, khi các VĐV khác đã thi đấu rất cố gắng để giúp đoàn thể thao VN lọt vào top 3 chung cuộc của SEA Games 26.

2. Nữ hoàng tốc độ Vũ Thị Hương bị truất ngôi

Chiều 13/11, cô gái vàng của điền kinh VN Vũ Thị Hương kết thúc cuộc đua 100m nữ ở vị trí thứ 3 với thành tích 11”73, một thông số đến Hương cũng không thể tin nổi vào mắt mình. Tại SEA Games 25, cô cán đích ở thời gian 11’’34, chỉ chịu thua kỷ lục Đông Nam Á do VĐV Lidia De Vegar (Philippines) thiết lập năm 1987 đúng 6% giây. Chiến tích của Hương ở Asian Games 16 năm 2010 là 11”43. Ở Đại hội TDTT đồng bằng sông Cửu Long mới đây, Hương cũng đạt phong độ khá tốt là 11”50.

Tại cự ly 200m sau đó, Vũ Thị Hương lại lần nữa chính thức trở thành nhà cựu vô địch ở các cự ly chạy tốc độ tại SEA Games khi cô chỉ giành được HCĐ với thành tích 24”06.

3. Tiến Minh lại gây thất vọng nặng nề

Là cây vợt nằm trong tốp đầu thế giới nhưng ở 2 kỳ SEA Games gần nhất,

Tiến Minh đều bị loại sớm vì nhược điểm tâm lý. Ảnh: Quốc Khánh

Ở kỳ SEA Games mà cây vợt số một thế giới Lee Chong Wei không tham dự, Tiến Minh được dự báo sẽ không quá khó khăn để giành HCV đơn nam SEA Games đầu tiên trong sự nghiệp. Tuy nhiên, bất ngờ không mong đợi đã xảy ra, khi ngay ở vòng tứ kết, Tiến Minh đã bị loại một cách đau đớn sau thất bại 0-2 (14-21, 15-21) trước đối thủ người Singapore Wong Zi Liang Dere, và nguyên nhân được người trong cuộc lý giải là do “áp lực tâm lý quá lớn dẫn tới phong độ không như ý muốn”. Theo lý giải của HLV trưởng Nguyễn Thế Huy, do phải chịu áp lực tâm lý quá lớn nên Tiến Minh đã không thi đấu đúng phong độ. Cũng theo ông Huy, cho dù chuyên gia nước ngoài và BHL đã nhắc nhở và làm mọi cách để Tiến Minh thả lỏng tâm lý nhưng cuối cùng cây vợt này vẫn chơi rất tệ. Đây là SEA Games thứ 2 liên tiếp Tiến Minh gây thất vọng nặng nề.

4. Taekwondo không thể tạo nên cơn mưa vàng

Niềm hy vọng lớn nhất của taekwondo tại SEA Games 26 là ĐKVĐ SEA Games và á quân Asian Games Nguyễn Thị Hoài Thu đã thất bại ngay ở vòng bán kết hạng cân trên 53kg trước Worawong Pongpanit (Thái Lan), cho dù đây là đối thủ mà từ trước đến nay chưa bao giờ thắng được Hoài Thu ở các sân chơi quốc tế. Tại SEA Games 26, taekwondo là ĐT mang về chiếc HCV đầu tiên cho đoàn thể thao VN, nhưng ở kỳ Đại hội này, ĐT taekwondo chỉ giành được 3 HCV, không tương xứng với thực lực của một ĐT được coi là hàng đầu khu vực như VN. Thậm chí, lẽ ra ĐT taekwondo VN chỉ có 2 HCV tại SEA Games 26 nếu như không có chiếc HCV ở ngày thi đấu cuối cùng của Hà Thị Nguyên, võ sỹ không được kỳ vọng sẽ lấy vàng ở kỳ Đại hội năm nay.

5. Nguyễn Thị Phương mất HCV 3.000m vượt chướng ngại vật vì kiệt sức

Cũng trong ngày 13/11 Nguyễn Thị Phương để tuột mất HCV ở nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật khi cô chỉ cách chiến thắng có 1m và 2 bước chân thì cô bỗng dưng gục ngã. Có lẽ vì thời tiết quá khó chịu, mưa nắng thất thường, Phương đã không đủ thể lực cho cuộc chạy. Cô bị ngất và tỉnh lại không thể cầm nổi những giọt nước mắt tiếc nuối trong phòng hồi sức, khiến ai cũng thương cảm.

6. Kỳ SEA Games thất bại của các nội dung võ biểu diễn

2011 là kỳ SEA Games thất bại của nội dung biểu diễn của các môn võ là thế mạnh của đoàn thể thao VN ở sân chơi khu vực từ nhiều năm nay như taekwondo, karate, pencak silat và kể cả wushu. Ngoại trừ chiếc HCV taekwondo nội dung quyền biểu diễn đôi nam nữ của Đình Toàn-Minh Tú và chiếc HCV wushu nội dung Trường quyền nữ của Mai Phương, các võ sỹ VN thi đấu tại Jakarta đã không thể giành thêm một chiếc HCV biểu diễn nào nữa, mà một phần nguyên nhân quan trọng là do sự tùy hứng của các trọng tài trong quá trình cho điểm. Ngay cả các nội dung thi đấu đối kháng mà trọng tài còn có thể can thiệp vào kết quả thi đấu thì việc các môn biểu diễn vốn nặng về cảm tính bị phán xử không công bằng cũng là chuyện dễ hiểu.

7. Đô vật Lương Thị Quyên bị xử ép trắng trợn

Ngày 16/11, đô vật hạng 63kg Lương Thị Quyên, người đã tham dự 5 kỳ SEA Games liên tiếp và từng 3 lần đoạt HCV ở các năm 2003, 2005, 2007, đã bị trọng tài tước mất tấm HCV. Những giọt nước mắt của Quyên đến giờ vẫn gây ám ảnh cho các phóng viên VN tác nghiệp tại Palembang. “Có lẽ tôi sẽ giải nghệ chứ chơi thể thao kiểu này chán lắm”, Quyên buồn bã nói. Cô khóc nức nở, khiến BHL cũng phải bối rối.

8. Xe đạp VN thi đấu không thành công

Chỉ giành được chiếc HCV duy nhất ở nội dung băng đồng nữ nhờ công của Đinh Thị Như Quỳnh, cuarơ mới 19 tuổi và tham dự kỳ SEA Games lần đầu tiên trong đời, xe đạp VN chỉ giành được duy nhất một HCV ở các nội dung địa hình tại SEA Games 26. Trong khi đó, ở nội dung đua tính giờ kéo dài 70 km, do không biết chủ nhà Indonesia sẽ lựa chọn đoạn đường đèo dốc cho nội dung tính giờ cá nhân, nên BHL đội xe đạp VN chỉ lựa chọn các tay đua chuyên về tốc độ như những giải đấu khác, thay vì ưu tiên chọn người có kinh nghiệm leo dốc. Hậu quả là khi cách đích 3 km, cuarơ Hồ Văn Phúc gần như đã ngất xỉu vì kiệt sức và để đối phương qua mặt giành mất HCV.

9. Hy vọng vàng Thạch Kim Tuấn để mất vàng

Ngày 17/11, VĐV cử tạ Thạch Kim Tuấn đã gây thất vọng não nề khi thất bại ở hạng 56 kg. Anh đã hấp tấp, chủ quan ở cử giật nên đã trả giá đắt.

10. Nỗi buồn Nguyễn Thị Thúy

Ngày 18/11, Nguyễn Thị Thúy (53kg) tưởng đã tưởng cầm vàng trong tay nhưng lại đánh vuột mất. Do nhẹ cân nhất trong các lực sĩ tham gia nên chỉ cần thành công ở mức tạ 120kg (cử đẩy) là Nguyễn Thị Thúy sẽ lên ngôi vô địch dù đạt mức cử tổng là 205 kg như Prapawadee (Thái Lan). Đúng lúc đó, một sự nhầm lẫn từ các thành viên trong ĐT cử tạ khiến Nguyễn Thị Thúy phải chinh phục mức tạ 121kg. Dù đã dễ dàng nâng tạ lên vai nhưng cô gái này lại không chinh phục thành công do hơi vội ở động tác nâng tạ cuối cùng. Thế là chiếc HCV nghiễm nhiên rơi vào tay Prapawadee đang trên đà sa sút còn Nguyễn Thị Thúy đành nhận HCĐ mức cử tổng 200kg.

TT&VH

Post a Comment

 
Top