Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột, do vô tình hoặc không nắm vững những nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện. Chúng ta rất dễ bị điện giật khi tiếp xúc với các thiết bị điện đã quá cũ hoặc các thiết bị điện bị hỏng hóc gây rò rỉ điện, hoặc không may do bất cẩn chạm vào nguồn điện. Hậu quả nó để lại là vô cùng nghiêm trọng. Vậy chúng ta nên xử trí như thế nào khi gặp trường hợp cớ người bị điện giật và cần sự trợ giúp?
Biểu hiện người bị điện giật
Với mức độ nhẹ, người bị điện giật sẽ có cảm giác tê buốt ở vùng tiếp xúc trực tiếp với nguồ điện.
Cần hết sức thận trọng khi tách nạn nhân khỏi nguồn điện để tránh bị điện giật. Ảnh: Internet
– Ở mức độ nặng hơn, khi bị điện giật các cơ của cơ thể bị co giật mạnh làm người bắn ra xa. Điều này cực kì nguy hiểm đối với những người đang làm việc ở trên cao, có thể làm cho họ rơi xuống và bị thương nghiêm trọng.
– Rất nguy hiểm nếu bạn bị điện giật, dòng điện sẽ chạy trong cơ thể có thể gây bỏng vùng tiếp xúc, nặng hơn có thể gây bất tỉnh, ngừng thở và tim ngừng đập dẫn đến tử vong. Do đó, chúng ta cần nắm vững cách xử trí khi gặp trường hợp này.
Quy trình xử trí khi bị điện giật. Ảnh: SKĐS
Quy trình sơ cứu người bị điện giật
1. Tắt cầu dao, gọi cơ quan chức năng (cấp cứu và ngành điện);
2. Ở vị trí cách điện, dùng vật liệu cách điện tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện;
3. Sơ cứu: hô hấp nhân tạo.
Ngoài ra, điện giật còn gây cứng cơ dẫn đến gãy xương hoặc các cơ của cơ thể bị co giật mạnh, làm người bắn ra, nếu đang ở trên cao có thể bị rơi xuống gây chấn thương. Nhiều trường hợp nạn nhân bị điện giật, người dính vào dây điện, khi bị ngắt cầu dao điện thì nạn nhân buông tay té ngã có thể dẫn đến những chấn thương cơ thể.
Mối nguy hiểm của điện giật phụ thuộc vào mức điện thế của dòng điện, dòng điện xoay chiều hay một chiều. Với cường độ dòng điện dưới 30mA sẽ không ảnh hưởng gì nhiều, dưới 80mA sẽ gây giật nhẹ, từ 80-300mA sẽ gây nguy hiểm. Bên cạnh đó là các yếu tố như dòng điện truyền qua cơ thể như thế nào, thời gian tiếp xúc dòng điện và điện trở của mô tiếp xúc. Với những mô xương, do điện trở cao nên ít nguy hiểm hơn, với mô da, đặc biệt là da ẩm ướt, điện trở càng thấp thì mức độ nguy hiểm càng cao.
Sơ cứu đúng cách
– Tai nạn điện giật có đặc thù riêng của nó, không giống với tai nạn khác ở chỗ, nếu người sơ cứu không cẩn thận và không bình tĩnh sẽ rất dễ trở thành nạn nhân tiếp theo. Do đó, khi có người bị điện giật bạn cần hết sức tỉnh táo để ngắt nguồn điện bằng cách đóng cầu dao.
– Tiếp đó, hãy nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện: dây điện… bằng cách sử dụng găng tay cao su, đúng trên tấm ván gỗ, dùng gậy gỗ gạt dây điện ra khỏi cơ thể nạn nhân.
– Với trường hợp nạn nhân vẫn còn tỉnh: cần theo dõi nhịp nạn nhân vì rất có thể nạn nhân vẫn còn bị sốc và rối loạn nhịp tim do tai nạn gây ra.
– Với trường hợp nạn nhân bất tỉnh, cần tiến hành hô hấp nhân tạo theo các bước sau:
– Bước 1: đặt nạn nhân nằm nghiêng, gập hai tay nạn nhân đặt bên dưới mặt. cách này sẽ giúp cho đờm, dãi trong miệng nạn nhân tự chyar ra ngoiaf, giúp nạn nhân hô hấp bình thường trở lại.
– Bước 2:
+ Hà hơi thổi ngạt: Phương pháp này được thực hiện theo kiểu miệng – miệng với những nạn nhân không bị tổn thương miệng. Còn đối với những nạn nhân bị thương ở miệng ta sẽ dùng cách miệng – mũi.
Thao tác như sau: Đặt nạn nhân nằm ngửa, cằm hơi chếch lên trên. Kẹp chặc mũi nạn nhân và kề miệng bạn vào miệng nạn nhân, thổi một hơi thật mạnh trong vòng 1 giây và nhìn xem lồng ngực có nâng lên không. Nếu không, thổi ngạt hơi thứ hai. Nếu lồng ngực không nâng lên, đẩy cằm ngửa lên trên lại và thổi ngạt lần thứ hai.
– Xoa bóp tim là thao tác ấn cho lồng ngực của nạn nhân nén xuống 3-4 cm với tần suất 60-80 lần/phút.
– Hai phương pháp này sẽ giúp cho đường thở của nạn nhân được thông, giúp nạn nhân có thể hô hấp trở lại.
– Ngay sau khi sơ cứu, hãy đưa nạn nhân tới cơ sở ý tế nơi gần nhất để được các bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe.
Đề phòng điện giật
Thông tin từ Sức khỏe đời sống cho hay, để đề phòng điện giật, cần tuân thủ các quy tắc sử dụng điện an toàn. Phải lưu ý, ngắt nguồn điện khi sửa điện, các ổ cắm điện, thiết bị điện cần để xa tầm với của trẻ em. Trên thực tế, các cơ sở y tế thường tiếp nhận khá nhiều trường hợp bị điện giật, chủ yếu là thợ sửa điện, thợ sơn, thợ hàn, những người làm những công việc liên quan đến thiết bị điện... Cũng có khá nhiều trường hợp tai nạn khi sửa chữa điện tại nhà, thậm chí khi sửa bồn chứa nước trong nhà.
Khi sửa những vật dụng có điện khác, thông thường mọi người ngắt cầu dao rồi mới tiến hành sửa. Còn sửa bồn nước, nhiều người thường quên rằng bồn nước trên mái nhà cũng có gắn điện, quên ngắt cầu dao thì có thể bị giật điện khá nguy hiểm. Ngoài ra, nhiều trường hợp bị điện giật còn do phơi quần áo ướt lên dây sắt có dẫn điện, chạm phải dây điện rơi xuống đường, xuống vùng có nước, nhất là mùa mưa bão... Nhiều trường hợp cấp cứu nạn nhân là trẻ nhỏ, do ổ cắm điện trong gia đình để quá thấp, các thiết bị điện bị nhiễu, trẻ vô tình chạm phải.
Biểu hiện người bị điện giật
Với mức độ nhẹ, người bị điện giật sẽ có cảm giác tê buốt ở vùng tiếp xúc trực tiếp với nguồ điện.
Cần hết sức thận trọng khi tách nạn nhân khỏi nguồn điện để tránh bị điện giật. Ảnh: Internet
– Ở mức độ nặng hơn, khi bị điện giật các cơ của cơ thể bị co giật mạnh làm người bắn ra xa. Điều này cực kì nguy hiểm đối với những người đang làm việc ở trên cao, có thể làm cho họ rơi xuống và bị thương nghiêm trọng.
– Rất nguy hiểm nếu bạn bị điện giật, dòng điện sẽ chạy trong cơ thể có thể gây bỏng vùng tiếp xúc, nặng hơn có thể gây bất tỉnh, ngừng thở và tim ngừng đập dẫn đến tử vong. Do đó, chúng ta cần nắm vững cách xử trí khi gặp trường hợp này.
Quy trình xử trí khi bị điện giật. Ảnh: SKĐS
Quy trình sơ cứu người bị điện giật
1. Tắt cầu dao, gọi cơ quan chức năng (cấp cứu và ngành điện);
2. Ở vị trí cách điện, dùng vật liệu cách điện tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện;
3. Sơ cứu: hô hấp nhân tạo.
Ngoài ra, điện giật còn gây cứng cơ dẫn đến gãy xương hoặc các cơ của cơ thể bị co giật mạnh, làm người bắn ra, nếu đang ở trên cao có thể bị rơi xuống gây chấn thương. Nhiều trường hợp nạn nhân bị điện giật, người dính vào dây điện, khi bị ngắt cầu dao điện thì nạn nhân buông tay té ngã có thể dẫn đến những chấn thương cơ thể.
Mối nguy hiểm của điện giật phụ thuộc vào mức điện thế của dòng điện, dòng điện xoay chiều hay một chiều. Với cường độ dòng điện dưới 30mA sẽ không ảnh hưởng gì nhiều, dưới 80mA sẽ gây giật nhẹ, từ 80-300mA sẽ gây nguy hiểm. Bên cạnh đó là các yếu tố như dòng điện truyền qua cơ thể như thế nào, thời gian tiếp xúc dòng điện và điện trở của mô tiếp xúc. Với những mô xương, do điện trở cao nên ít nguy hiểm hơn, với mô da, đặc biệt là da ẩm ướt, điện trở càng thấp thì mức độ nguy hiểm càng cao.
Sơ cứu đúng cách
– Tai nạn điện giật có đặc thù riêng của nó, không giống với tai nạn khác ở chỗ, nếu người sơ cứu không cẩn thận và không bình tĩnh sẽ rất dễ trở thành nạn nhân tiếp theo. Do đó, khi có người bị điện giật bạn cần hết sức tỉnh táo để ngắt nguồn điện bằng cách đóng cầu dao.
– Tiếp đó, hãy nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện: dây điện… bằng cách sử dụng găng tay cao su, đúng trên tấm ván gỗ, dùng gậy gỗ gạt dây điện ra khỏi cơ thể nạn nhân.
– Với trường hợp nạn nhân vẫn còn tỉnh: cần theo dõi nhịp nạn nhân vì rất có thể nạn nhân vẫn còn bị sốc và rối loạn nhịp tim do tai nạn gây ra.
– Với trường hợp nạn nhân bất tỉnh, cần tiến hành hô hấp nhân tạo theo các bước sau:
– Bước 1: đặt nạn nhân nằm nghiêng, gập hai tay nạn nhân đặt bên dưới mặt. cách này sẽ giúp cho đờm, dãi trong miệng nạn nhân tự chyar ra ngoiaf, giúp nạn nhân hô hấp bình thường trở lại.
– Bước 2:
+ Hà hơi thổi ngạt: Phương pháp này được thực hiện theo kiểu miệng – miệng với những nạn nhân không bị tổn thương miệng. Còn đối với những nạn nhân bị thương ở miệng ta sẽ dùng cách miệng – mũi.
Thao tác như sau: Đặt nạn nhân nằm ngửa, cằm hơi chếch lên trên. Kẹp chặc mũi nạn nhân và kề miệng bạn vào miệng nạn nhân, thổi một hơi thật mạnh trong vòng 1 giây và nhìn xem lồng ngực có nâng lên không. Nếu không, thổi ngạt hơi thứ hai. Nếu lồng ngực không nâng lên, đẩy cằm ngửa lên trên lại và thổi ngạt lần thứ hai.
– Xoa bóp tim là thao tác ấn cho lồng ngực của nạn nhân nén xuống 3-4 cm với tần suất 60-80 lần/phút.
– Hai phương pháp này sẽ giúp cho đường thở của nạn nhân được thông, giúp nạn nhân có thể hô hấp trở lại.
– Ngay sau khi sơ cứu, hãy đưa nạn nhân tới cơ sở ý tế nơi gần nhất để được các bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe.
Đề phòng điện giật
Thông tin từ Sức khỏe đời sống cho hay, để đề phòng điện giật, cần tuân thủ các quy tắc sử dụng điện an toàn. Phải lưu ý, ngắt nguồn điện khi sửa điện, các ổ cắm điện, thiết bị điện cần để xa tầm với của trẻ em. Trên thực tế, các cơ sở y tế thường tiếp nhận khá nhiều trường hợp bị điện giật, chủ yếu là thợ sửa điện, thợ sơn, thợ hàn, những người làm những công việc liên quan đến thiết bị điện... Cũng có khá nhiều trường hợp tai nạn khi sửa chữa điện tại nhà, thậm chí khi sửa bồn chứa nước trong nhà.
Khi sửa những vật dụng có điện khác, thông thường mọi người ngắt cầu dao rồi mới tiến hành sửa. Còn sửa bồn nước, nhiều người thường quên rằng bồn nước trên mái nhà cũng có gắn điện, quên ngắt cầu dao thì có thể bị giật điện khá nguy hiểm. Ngoài ra, nhiều trường hợp bị điện giật còn do phơi quần áo ướt lên dây sắt có dẫn điện, chạm phải dây điện rơi xuống đường, xuống vùng có nước, nhất là mùa mưa bão... Nhiều trường hợp cấp cứu nạn nhân là trẻ nhỏ, do ổ cắm điện trong gia đình để quá thấp, các thiết bị điện bị nhiễu, trẻ vô tình chạm phải.
Post a Comment