Xem thêm "tin tức nội thất gia đình Đăng Khoa mart Sửa máy văn phòng Thường xuyên mệt lả, chân tay tê cứng rồi té ngã là bị sao GuidePedia

0
Đang làm việc đột nhiên thấy mệt lả, chân tay tê cứng rồi té ngã. Đây là bệnh gì và có nguy hiểm không?

- Tôi đang làm việc đột nhiên thấy mệt lả, chân tay tê cứng rồi té và được đưa đi cấp cứu. Bác sĩ thông báo tôi bị hạ calci máu. Xin hỏi, vì sao tôi bị như thế, có cách nào giúp tăng calci máu lên không?

Thuyenhi…@yahoo.com



- Giảm calci máu là một chứng bệnh, các biểu hiện chủ yếu là dấu hiệu thần kinh như rối loạn cảm giác ở đầu ngón tay, bàn chân, co cứng cơ, co giật… Tuy nhiên, những biểu hiện trên cũng có thể gặp ở một số bệnh khác không có chứng giảm calci máu. Cần phải làm xét nghiệm máu mới có thể chẩn đoán chính xác. Nồng độ calci trong huyết thanh của người bình thường xác định từ 8,1 mg/dl - 10,4 mg/dl. Nếu dưới 8,1 mg/dl thì được xem là giảm calci máu, trường hợp nặng có thể giảm dưới 0,7 mg/dl.

Chứng giảm calci máu có thể gặp trong khá nhiều bệnh gốc khác nhau. Sau đây là một số trường hợp thông thường:

- Thiếu hoặc không có hormone tuyến cận giáp.

- Thiếu hụt vitamin D: Có thể do hấp thu không đầy đủ qua chế độ ăn, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (làm việc trong nhà xưởng tám tiếng liên tục), gặp trong một số bệnh về gan mật, hoặc sự kém hấp thu ở ruột…

- Bệnh còi xương.

Ngoài ra, giảm calci máu còn gặp trong các bệnh: suy thận, bệnh viêm tụy cấp tính, giảm protid máu gây giảm calci, sốc nhiễm khuẩn…

Người bị giảm calci máu kéo dài có thể bị phù gai thị ở mắt, dẫn tới đục thủy tinh thể. Như vậy, những người có các bệnh này cần được kiểm tra nồng độ calci trong máu vì có thể chúng là hậu quả của chứng giảm calci máu mạn tính.

- Dấu hiệu về cảm giác: Cảm giác tê rần, bồn chồn không rõ ràng ở môi, lưỡi, ngón tay, chân, bàn chân.

- Bàn chân, bàn tay co quắp.

- Đau cơ bắp toàn thân.

- Co kéo cơ ở mặt.

Kèm theo đó là một số biểu hiện: cảm giác mệt lả, hồi hộp, khó thở, tay chân lạnh…

Việc điều trị giảm calci máu còn tùy thuộc vào những nguyên nhân do bệnh gốc dẫn đến giảm calci máu, do đó cần phải có sự xác định của thầy thuốc.

BS Lê Thiện Anh Tuấn/Báo Phụ Nữ TP.HCM

Post a Comment

 
Top