Xem thêm "tin tức nội thất gia đình Đăng Khoa mart Sửa máy văn phòng Đột nhập Nhà Trắng? Không phải là điều bất khả thi GuidePedia

0

Nhà Trắng, nơi ở của Tổng thống Mỹ, một trong những biểu tượng quyền lực của nước Mỹ, là một pháo đài bất khả xâm phạm trong suy nghĩ của nhiều người. Nhưng thực tế thì pháo đài này lại không hề "bất khả xâm phạm" chút nào cả. Không tin ư! Vậy hãy điểm qua những vũ đột nhập Nhà Trắng thành công từng gây chấn động dư luận Mỹ và thế giới nhé.

Mới đây nhất vào ngày 19/9, Omar Gonzalez, một cựu lính bắn tỉa Mỹ, đã đột nhập vào Nhà Trắng với một con dao trong tay. Chỉ ngay sau đó chưa đầy 24h vụ đột nhập thứ 2 lại diễn ra, mặc dù tính chất nghiêm trọng không như vụ việc trước đó nhưng cũng khiến Nhà Trắng phải tăng cường an ninh.

Sơ đồ Nhà Trắng

Theo thống kê của tờ The Washington Post, kể từ giữa năm 1970 đã có ít nhất 32 vụ đột nhập vào Nhà Trắng. Trong những vụ này có những kẻ đột nhập có động cơ, song cũng không thiếu các vụ đột nhập “dở khóc dở cười” của những người vô gia cư, người biểu tình, thậm chí là say rượu.

Hàng rào phía Bắc (khu vực A trên bản đồ)

Đây là khu vực phổ biến nhất diễn ra các vụ xâm nhập vào Nhà Trắng, do đây là nơi gần Nhà Trắng nhất. Ngoài ra, khu vực hàng rào này giáp với Đại lộ Pennsylvania, nơi thường diễn ra các cuộc biểu tình.

Vụ đột nhập nguy hiểm nhất tại đây diễn ra vào ngày 3/10/1978. Anthony Henry, 35 tuổi đã trèo qua hàng rào khi đang mặc một bộ võ phục karate và bị lực lượng an ninh chặn lại. Ngay sau đó, người đàn ông này đã rút ra một con dao là làm thương 2 lính gác. Sau khi bị bắt giữ, tên này tiết lộ động cơ hắn đột nhập vào đây là muốn Tổng thống Jimmy Carter bỏ cụm từ “In God we trust” (chúng con tin vào Chúa) trên đồng đô-la Mỹ do gã coi đó là sự báng bổ thần thánh.

Năm 1981, một người đàn ông tên là Joseph Tubbs đã trèo qua khu vực hàng rào phía bắc vì muốn có việc làm. 2 năm sau đó, một người đàn ông không được xác định danh tính đã nhanh chóng khi bắt ngay sau khi vượt qua hàng rào. Năm 1986, người đàn ông có tên là Hotchkiss cũng bị bắt với lý do tương tự. Năm 2005, trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Iraq, một người đàn ông đã trèo lên hàng rào và bị bắt giữ bởi nhân viên canh gác.

Omar Gonzalez, kẻ đã đột nhập vào Nhà Trắng vào hôm 19/9

Vào 2 tuần trước khi Omar Gonzalez đột nhập vào đây, một người đàn ông có tên là Jeffrey Grossman tại New York cũng đã bị bắt giữ sau khi nhảy qua hàng rào. Người đàn ông này cho biết mình lý do đột nhập vì muốn thảo luận với Tổng thống Barack Obama về dự luật chăm sóc sức khỏe.

Bãi cỏ phía Bắc (khu vực B trên bản đồ)

Vụ đột nhập để lại kết quả bi thảm nhất là vào năm 1975, khi một tài xế taxi tên là Chester Plumbes đã trèo qua hàng rào, mang theo vũ khí và chạy hướng về Nhà Trắng. Người đàn ông này đã nhanh chóng bị bắn chết.

Vào năm 1981 và 2000, 2 người đàn ông cũng đã bị bắt khi cố gắng xâm nhập Nhà Trắng. Tháng 12/1991, 5 người biểu tình đã bị bắt với động cơ tương tự. Trước đó, một nhóm người biểu tình chiến tranh vùng Vịnh đã đổ thứ mà họ gọi là máu người vào đài phun nước ở phía bắc Nhà Trắng sau khi xâm nhập vào đây. Những người này đã nhanh chóng bị bắt giữ.

Bên trong (khu vực C trên bản đồ)

Ít nhất 3 người đã đột nhập vào được bên trong Nhà Trắng. Người đầu tiên có tên là Beth Campbell, phóng viên hãng tin AP đã nhảy qua hàng rào khi không được phép vào bên trong trong ngày lễ nhậm chức của Tổng thống vào năm 1937. Vào lễ nhậm chức của Tổng thống năm 1985, Robert Latta đã xâm nhập vào bên trong Nhà Trắng khi đi cùng ban nhạc Marine. Trong khi đó, Omar Gonzalez cũng là người thứ 3 đã đột nhập thành công vào khu vực này của Nhà Trắng vào ngày 19/9 vừa qua.

Phía Tây Bắc (khu vực D trên bản đồ)

Vào ngày lễ Giáng sinh năm 1973, một người đàn ông đã lái một chiếc xe vào khu vực cổng tây bắc. Tự xưng là vị cứu tinh, người đã ông này đã bước ra khỏi xe và nói rằng mình có mang theo một quả bom bên mình. Tuy nhiên kẻ này đã bị mật vụ khống chế.

Gần đây nhất là năm 2011, một người đàn ông khác cùng đã xâm nhập vào khu vực này và bị bắt ngay sau đó.
An ninh tại Nhà Trắng được thắt chặt sau khi xảy ra liên tiếp hai vụ đột nhập vào ngày 19/9 và 20/9

Phía Đông Bắc (khu vực E trên bản đồ)

Đã có 3 vụ đột nhập vào khu vực này trong những năm 1986, 2007 và 2009. Những kẻ cố gắng đột nhập vào đây đều bị mật vụ khống chế.

Phía Đông (khu vực F trên bản đồ)

Hai vụ vi phạm đã diễn ra tại khu vực này khi những kẻ đột nhập có gắng nhảy qua rào chắn phía đông của Nhà Trắng vào năm 1981 và 1995.

Đông Nam (khu vực G trên bản đồ)

Một trong những vụ xâm nhập đáng sợ nhất với âm mưu ám sát Tổng thống Bill Clinton đã xảy ra tại khu vực này vào năm 1995. Leland Modjeski đã đột nhập vào Nhà Trắng tại khu nhà nghỉ dành riêng cho gia đình Tổng thống, mang theo một khẩu súng nạp sẵn đạn. Bị một nhân viên bảo vệ Nhà Trắng phát hiện và chặn lại, Modjeski đã bắn bị thương người này nhưng ngay sau đó bị mật vụ Nhà Trắng bắt giữ.
Du khách chụp ảnh bên ngoài Nhà Trắng

Phía Nam (khu vực H trên bản đồ)

Một vụ việc đáng sợ khác cũng xảy ra vào năm 2001 tại đây. Robert Pickett, một người Ấn Độ đã trèo qua hàng rào để vào bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng. Tên này đã dùng một khẩu súng lục để bắn và đe dọa nhân viên an ninh. Tuy nhiên hắn đã bị bắn vào chân và nhanh chóng bị bắt giữ.

Năm 2008, một người đàn ông cũng đã tìm cách vượt hàng rào sau khi đoàn xe của Tổng thống George Bush đi vào.

Bên cạnh đó một số vụ đột nhập cũng được thực hiện tại các khu vực không có tên xung quanh Nhà Trắng. Tiêu biểu trong số đó là Michael Rudzik, đã bị bắt 16/1/1986 khi leo qua hàng rào. Tuy nhiên mật vụ Mỹ cho biết người đàn ông này không biết mình đang leo vào Nhà Trắng do trong tình trạng say rượu.
Nguồn: Nguyễn Nhung (Theo Washington Post) (Khám phá)

Post a Comment

 
Top