Xem thêm "tin tức nội thất gia đình Đăng Khoa mart Sửa máy văn phòng Việt Nam mua chiến hạm Sigma của châu Âu GuidePedia

0
Việt Nam mua chiến hạm Sigma: Chấm dứt mọi đồn đoán Việt Nam mua Sigma: Mở đường mua sắm vũ khí châu Âu?
Tuần trước, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố việc Hải quân Việt Nam đã chính thức ký hợp đồng mua 2 chiến hạm lớp Sigma của Hà Lan, một chiếc được đóng tại Hà Lan và chiếc còn lại sẽ được đóng tại Việt Nam theo giấy phép chuyển giao công nghệ của Tập đoàn Damen.
SIPRI bình luận, từ trước đến nay, lập trường nhất quán của Việt Nam là chuyên mua sắm các vũ khí tác chiến chủ chốt của Liên Xô/Nga. Đây là lần đầu tiên Việt Nam mua một loại vũ khí, trang bị chủ lực từ các quốc gia phương Tây, mở ra xu hướng đa phương hóa trong hợp tác quân sự Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam chỉ có 2 chiến hạm ten lua viet nam  thuộc lớp Gepard 3.9 của Nga được coi là tàu hộ vệ và là tàu mặt nước chủ lực trong lực lượng hải quân Việt Nam, đảm nhận nhiệm vụ chống hạm, phòng không và chống ngầm. Chúng có khả năng phối kết hợp rất tốt với các loại máy bay chiến đấu, tàu tên lửa, tàu tuần tiễu, tàu pháo cùng tiêu chuẩn của Nga.
Vậy tại sao Việt Nam lại mua thêm chiến hạm của một nước phương Tây?
Vấn đề đầu tiên là việc mua sắm trang bị phương tây giúp Việt Nam mở ra một hướng đi mới, vừa đa dạng hóa các nguồn cung vũ khí trang bị, vừa mở rộng quan hệ hợp tác quân sự quốc tế. Hơn nữa, xét về tổng thể, chiến hạm Sigma của Hà Lan có tính năng nhỉnh hơn so với Gepard.
Sigma có tính năng nhỉnh hơn Gepard
Tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 tuy có kích thước tiệm cận loại Sigma PATROL 10514 nhưng về vũ khí, trang bị chỉ tương đương với PATROL 9113. Hơn nữa, những tính năng chủ yếu của Gepard lại không bằng, đặc biệt là khả năng hành trình của Gepard còn kém xa.
Đã có
Chiến hạm Gepard của Nga và Sigma của Hà Lan có kích cỡ gần tương đương.
Gepard chỉ có khả năng hành trình tối đa 4000 hải lý với vận tốc 10 hải lý/h, còn PATROL 9113 có phạm vi hành trình lên tới gần 5000 hải lý ở vận tốc 14 hải lý/h, còn với phạm vi tương đồng là 4000 hải lý, PATROL 9113 vẫn có thể di chuyển với vận tốc 18 hải lý/h, tức là gần gấp đôi Gepard.
Ngoài ra, tàu hộ vệ lớp Gepard sử dụng hệ thống động lực phức hợp CODOG, bao gồm động cơ Diezen và động cơ tuabin khí, có kết cấu tương đối phức tạp, bảo dưỡng và sửa chữa phức tạp, đặc biệt là đối với trình độ khoa học kỹ thuật còn kém của Việt Nam.
Còn Sigma sử dụng hệ thống động lực tích hợp động cơ Diezen CODAG, kết cấu động cơ Diezen tương đối đơn giản, kỹ thuật phổ biến, phù hợp với khả năng công nghệ của lực lượng kỹ thuật hải quân Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn cả là một số tính năng kỹ, chiến thuật của chiến hạm lớp Gepard vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của hải quân Việt Nam.
Về khả năng chống hạm, theo đà "nở rộ" của các loại tên lửa chống hạm trên thế giới, các quốc gia trên biển Đông ồ ạt mua sắm các "sát thủ trên mặt biển" thế hệ mới nhất như Harpoon của Mỹ, Exocet của Pháp, Yakhont và Kh-35 của Nga…
Xét về tầm phóng, việc được trang bị tên lửa Exocet MM40 Block3, tầm phóng 180km khiến khả năng chống hạm của Sigma sẽ nhỉnh hơn Gepard 3.9, với tên lửa Kh-35 Uran E có tầm phóng 130km, nhưng nếu chiến hạm của Nga trang bị phiên bản mới nhất là KH-35UE (tầm phóng 260km) thì Sigma lại kém hơn.
Đã có
Tổ hợp pháo - tên lửa Palma SU trên chiến hạm Gepard 3.9 khai hỏa.
Về khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm, hiện nay hải quân Trung Quốc đã đưa vào trang bị hàng loạt loại tên lửa chống hạm thế hệ mới thuộc dòng YJ-8 và YJ-6.
Các loại tên lửa này đều có sức công phá rất mạnh, khả năng chống nhiễu tốt nên các hệ thống phòng thủ tầm gần hay các biện pháp gây nhiễu điện tử đều khó có khả năng đối phó, đòi hỏi các chiến hạm phải có khả năng đánh chặn từ xa nhằm giảm áp lực cho các hệ thống phòng thủ tầm gần.
Với tầm phóng xa hơn, tính năng cơ động cao và hệ thống dẫn đường bằng radar chủ động nên ngoài khả năng phòng không, MICA có khả năng đánh chặn các tên lửa chống hạm thế hệ mới, quỹ đạo di chuyển phức tạp. Cùng với 2 pháo bắn nhanh 20mm, Sigma nhỉnh hơn so với Gepard một chút về khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm.
Xét về khả năng ten lua viet nam phòng không, Gepard được lắp đặt radar đối hải/đối không Pozitiv-ME1, hệ thống chỉ huy tác chiến sử dụng hệ thống xử lý số liệu chiến thuật SIGMA-E, radar kiểm soát hỏa lực Mineral-ME dẫn đường cho tên lửa đối hải, radar MR-123 dùng để điều khiển pháo các cỡ từ 30 tới 76mm được tích hợp với hệ thống Palma.
Radar Pozitiv ME-1 hoạt động trên băng tần X, cự ly phát hiện mục tiêu tối đa 150km, có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ radar 1m2 bay ở độ cao 1.000m từ khoảng cách 110km, phát hiện mục tiêu là tên lửa đối hạm có diện tích phản xạ radar 0,03m2 bay ở độ cao 15m từ khoảng cách 15km.
Số mục tiêu có thể theo dõi cùng lúc chỉ là 40-50 mục tiêu, mặc dù vẫn có khả năng bám bắt cùng lúc 3 mục tiêu cho tên lửa tiêu diệt như SMART-S MK2 trên chiến hạm Sigma của Hà Lan. Bởi vậy, khả năng bao quát tình hình không phận trên hải phận được giao của Gepard rất hạn chế.
Đã có
Radar Pozitiv ME-1 trên chiến hạm Gepard của Nga (phải).
Đồng thời tàu hộ vệ Gepard được trang bị hệ thống phòng không hạm rất kém, với tổ hợp pháo - tên lửa Palma SU tầm bắn ngắn, độ cao thấp, chỉ dùng để bảo vệ bản thân nó còn chưa xong, nên không đủ khả năng yểm trợ phòng không cho các tàu tên lửa cỡ nhỏ trong cùng biên đội.
Trong khi đó, chiến hạm lớp Sigma được trang bị tên lửa phòng không MICA, phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng, có tầm phóng hơn 12km (có tài liệu là 20km). Tên lửa MICA được lợi từ khả năng theo dõi nhiều mục tiêu hơn của radar, tầm phóng cũng xa hơn so với Palma SU.
Việt Nam được lợi gì khi mua Sigma?
Tuy tên lửa MICA có nhỉnh hơn, nhưng với phạm vi đánh chặn vẻn vẹn trên 10km, khả năng phòng không của Sigma cũng không hơn Gepard 3.9 là bao, vẫn thuộc loại phòng không điểm, chưa đủ tầm phòng thủ khu vực, khó đối phó được với các tiêm kích đánh biển hiện có tên lửa chống hạm tầm xa hàng trăm km.
Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất trên mà Việt Nam cần ở các chiến hạm Sigma không phải là hệ thống tên lửa phòng không phóng thẳng đứng MICA mà là radar đối không/đối hải SMART-S MK2.
Đây là radar 3D đa chùm tia - mẫu thiết kế mới nhất của Thales giành cho chiến hạm hải quân, được dùng cho nhiệm vụ cảnh giới và giám sát tầm trung - xa, định vị được cả mục tiêu trên không và mục tiêu mặt nước.
Smart-S MK2 có công suất cao và khả năng hoạt động rất mạnh mẽ và hiệu quả khi hoạt động trong điều kiện duyên hải phức tạp, với nhiều mục tiêu trên không và mặt nước, với thời tiết khắc nghiệt, cho phép phát hiện các hạm tàu nhỏ, máy bay trực thăng và tên lửa chống tàu.
nguồn: tintuc.vn

Post a Comment

 
Top