Xem thêm "tin tức nội thất gia đình Đăng Khoa mart Sửa máy văn phòng TQ sẽ dùng giàn khoan Hải Dương 982 làm "tàu sân bay" trên Biển Đông? GuidePedia

0
Như doc bao chi đã đưa, Trung Quốc đang tiến hành xây dựng giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 tại xưởng đóng tàu Đại Liên. Đây là loại giàn khoan bán ngầm thế hệ 6, được thiết kế để có thể chống chọi được các bão lớn, trang bị các hệ thống định vị hiện đại và có thể hoạt động ở vùng biển sâu 1.524 mét, khoan sâu tới 9.144 mét.

Want China Times dẫn lời một nguồn tin giấu tên từ tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc nói rằng, giàn khoan này có thể chứa tới 180 công nhân, cũng có thể kết nối với các sân bay, cầu cảng, cảng nổi mà Trung Quốc định xây dựng ở Biển Đông trong tương lai.

Dự kiến giàn khoan Hải Dương 982 sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2016 và được chuyển giao cho Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) khai thác, sử dụng.
Mô hình giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982.

Thông tin này lập tức thu hút sự chú ý, quan ngại của cộng đồng quốc tế. Trên diễn đàn Defense Talk, một số thành viên đã đăng tải lại bài viết của Want China Times và bình luận rằng đây là một "bước đi nguy hiểm" của Trung Quốc trong tham vọng độc chiếm Biển Đông.

Nhật báo Hankyoreh của Hàn Quốc thì đăng tải bài bình luận cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng giàn khoan này như một hòn đảo nổi hoặc tàu sân bay. Hankyoreh dẫn lời chuyên gia quân sự Lei Zhe nhận định, "một số giàn khoan dầu lớn có thể được liên kết với nhau để tạo thành một đường băng có chiều dài lên tới 2.400 đến 3.200 mét."

"Nó cũng có thể được cải tạo để trở thành sàn đỗ trực thăng hoặc đường băng cho máy bay chiến đấu".

"Đây là một toan tính thâm hiểm của Trung Quốc. Xây dựng một hòn đảo nhân tạo, một tàu sân bay bằng một giàn khoan dầu lớn là giải pháp tương đối đơn giản và rẻ hơn nhiều" - chuyên gia này nhấn mạnh.

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên cộng đồng quốc tế lo ngại rằng Trung Quốc sẽ sử dụng các giàn khoan dầu cho mục đích quân sự.

Hồi đầu tháng 7, các quan chức cấp cao của Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc có thể triển khai các hệ thống radar trên những giàn khoan dầu trên biển Hoa Đông. Thậm chí Bắc Kinh hoàn toàn có thể biến các giàn khoan này trở thành một căn cứ quân sự chứ không đơn thuần là một trạm trinh sát.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nhận định, Trung Quốc “có thể lắp đặt trên giàn khoan mới này một hệ thống radar hoặc sử dụng nó như một bãi đỗ cho trực thăng hoặc máy bay không người lái, tiến hành các hoạt động tuần tra trên không”.

Thậm chí, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc còn nghênh ngang khoe rằng: "Với giàn khoan đặt trên biển Hoa Đông, giờ đây quân đội Trung Quốc có thể dễ dàng tấn công các mục tiêu của Nhật gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku".

Tháng 5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 xuống Biển Đông, thách thức chủ quyền của Việt Nam và rất nhiều quốc gia khác trong khu vực. Đến ngày 15/7, Trung Quốc đã phải rút giàn khoan này khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Với sự xuất hiện của giàn khoan Hải Dương 982, có thể thấy Trung Quốc không hề từ bỏ ý định biến Biển Đông thành "ao nhà". Tuy nhiên, đối diện với phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam và sự lên án của cộng đồng quốc tế, chắc chắn tham vọng phi nghĩa của Bắc Kinh sẽ thất bại thảm hại.

Post a Comment

 
Top