Xem thêm "tin tức nội thất gia đình Đăng Khoa mart Sửa máy văn phòng 4 điểm sáng của kỳ SEA Games nhiều tai tiếng GuidePedia

0

Bên cạnh những nỗi buồn về hai cái chết đau lòng của CĐV ngay trong trận chung kết, những khuất tất trong công tác trọng tài... kỳ SEA Games 26 diễn ra tại Indonesia cũng có những điểm sáng đầy khích lệ.

Với nhiều fan bóng đá, một kỳ SEA Games hoàn toàn vô nghĩa nếu U23 Việt Nam không vào được trận chung kết. Tệ hại hơn khi đội thảm bại trước đối thủ không được đánh giá cao Myanmar ở trận tranh HC đồng. Nhưng với rất nhiều môn thể thao khác, kỳ SEA Games năm nay thực sự là bước tiến lớn.

1. Sự trở lại kỳ diệu của búp bê Ngân Thương sau cú phốt doping

Ngân Thương (ngoài cùng bên trái), búp bê ngày nào giờ đã thành chị cả, Ngân Thương 'bà bà' bảo ban các em trong đội. Ảnh: An Nhơn.

Vô tình dính doping do uống thuốc giảm béo ở Olympic Bắc Kinh, tưởng chừng sự nghiệp thi đấu của cô gái vàng đã rơi xuống vực sâu. Nhưng ngay trước SEA Games, Ngân Thương đã trở lại nhưng không ai có thể tin rằng cô bé mũm mĩm có thể đạt được 2 HC vàng ở nội dung xà lệch và cầu thăng bằng, 1 HC bạc toàn năng.

Cùng với thành công của Ngân Thương cũng là thành tích rực rỡ của đội tuyển thể dục dụng cụ. Cách đây 8 năm, tại SEA Games 2003 tổ chức tại Việt Nam, chỉ một tấm HC vàng đồng đội của đội thể dục dụng cụ đã khiến cho các fan nức lòng. Cô em út Hà Thanh ngày nào giờ cũng giành 2 HC vàng SEA Games và còn sắp góp mặt tại Olympic London. Trong số 14 bộ huy chương, Việt Nam đã giành được 11 HC vàng, thành tích tốt nhất ở mọi kỳ SEA Games của đội thể dục dụng cụ.

2. Thành Lương băng đầu, Bửu Ngọc đau cổ vẫn thi đấu kiên cường

Thành Lương băng đầu vẫn ra sân. Ảnh: Thế Ngọc.

Thành Lương băng đầu vẫn ra sân. Ảnh: Thế Ngọc.

Không có lời nào có thể bào chữa cho thất bại cay đắng của U23 Việt Nam tại SEA Games năm nay. Chính HLV Goetz cũng chẳng thể lý giải nổi tại sao đội lại thua đậm tới vậy.

Tuy nhiên, trong nỗi thất vọng tràn trề, hầu hết các fan vẫn dành tình cảm cho hai cầu thủ đã thi đấu xông xáo ở giải năm nay là đội trưởng Thành Lương và thủ môn Bửu Ngọc. Trong trận bán kết, Bửu Ngọc bị chấn thương ở cổ nhưng anh vẫn kiên quyết không ra khỏi sân. Hình ảnh của anh khiến các CĐV liên tưởng tới Tấn Trường từng bị chấn thương nặng nhưng không chịu rời khung thành. Sự cố chấp của Bửu Ngọc gây nhiều tranh cãi bởi nỗi lo cho sức khỏe của anh cũng như liệu anh có thể thi đấu tốt hay không. Thật may, thủ môn trẻ đã không có sai sót gì.

Trong khi đó, thủ quân Thành Lương cũng khiến nhiều người phát hoảng bởi tinh thần hăng hái của anh khi xung phong ra sân ở trận tranh HC đồng dù vừa phải khâu vết thương ở đầu. HLV Goetz đã phải cho các bác sĩ kiểm tra cẩn thận sức khỏe của học trò.

3. Cô gái nhỏ Nguyễn Thị Phương lết về đích giữa trời mưa

Cố gắng không tin nổi của Nguyễn Thị Phương. Ảnh: An Nhơn.

Cố gắng không tin nổi của Nguyễn Thị Phương. Ảnh: An Nhơn.

Có vóc dáng bé nhỏ (cao 1m56) nhưng Nguyễn Thị Phương lại tham gia thi đấu ở môn thể thao đòi hỏi thể lực tốt: 3.000m vượt chướng ngại vật. Những mét cuối của đường chạy, VĐV 21 tuổi lần đầu dự SEA Games đã vượt qua đối thủ số một Rini Budiarti (Indonesia) nhưng khi chỉ còn một vài mét, cô đã bị té ngã.

Giữa trời mưa rơi, cô đã cố lết để vươn tay chạm đích và chỉ chịu đứng thứ hai sau Rini, giành HC bạc về cho Việt Nam. Ngay sau đó, Phương đã được đưa ra ngoài bằng cáng.

4. VĐV vượt qua căn bệnh ung thư vú giành HC vàng

VĐV chơi bài bridge, Tan Yoke Lan của Singapore. Ảnh: Jakarta Globe.

VĐV chơi bài bridge, Tan Yoke Lan của Singapore. Ảnh: Jakarta Globe.

Tại kỳ Đại hội lần này, nước chủ nhà đưa vào khá nhiều môn thể thao lạ như cờ tưởng, lướt ván hay đánh bài bridge. Dù những môn thể thao này không được phổ biến trong khu vực nhưng cũng chứng kiến nhiều chuyện cảm động như bà cụ 76 tuổi còn giành huy chương hay bệnh nhân vừa chữa khỏi ung thư là bà Tan Yoke Lan, 63 tuổi, giành HC vàng. Sau SEA Games, bà sẽ tiếp tục tham gia trị liệu chữa lành cho căn bệnh nguy hiểm của mình.

Ban Mai

Post a Comment

 
Top