Doc bao tin tuc Nhân lúc mọi người đang kiểm tiền phúng viếng bà nội, đứa cháu đích tôn bất ngờ hất cả can xăng vào đám đông biến bảy con người thành bảy ngọn đuốc sống chỉ vì nỗi uất hận kìm nén bấy lâu nay.
Nỗi khổ của “mẹ góa con côi”
Tôi hiểu những điều mà phạm nhân Phạm Việt Cường (SN 1982, trú tại Phường Âu Cơ, thị xã Phú Thọ) không muốn nhắc lại. Bây giờ Cường gầy hơn trước rất nhiều so với lúc đầu thú gây ra tội lỗi. Từng là người có học nên Cường luôn nhã nhặn trả lời từng câu hỏi của người đối diện. Cường bị kết án chung thân vì tội lỗi của mình gây ra, và thụ án tại trại giam Quyết Tiến, Bộ Công an đã được 3 năm.
(Ảnh minh họa)
Ánh mắt nhìn xa xăm bên ngoài khung cửa sổ như thèm khát những ngày tháng hạnh phúc trước đây bên cả cha lẫn mẹ. Không ngờ giông tố ập đến cướp đi người cha mẫu mực, vô vàn kính yêu của anh em Cường vì một cơn bạo bệnh quái ác khiến ông mất lúc tuổi đời còn quá trẻ. Và liên tiếp những ngã rẽ cuộc đời bắt đầu từ đây.
Bà Phạm Thị B. (mẹ Cường) phải bỏ nghề giáo viên, hùn vốn với một người bạn mở hàng ăn, kiếm tiền nuôi 3 con nhỏ. Trong công việc bà cũng không tránh được lời dị nghị, đàm tiếu của “miệng dân sóng biển” khi đang tuổi hồi xuân, lúc làm ăn với người này, lúc gặp gỡ người kia. Chính điều này đã nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình chồng. Ban đầu, bà nội Cường rất thương mẹ con chị B. bởi đã có thời gian bà khẳng định mảnh đất 120 m2 là đất hương hỏa sau này sẽ để lại toàn bộ cho bố của Cường và 3 đứa cháu trai đích tôn. Nhưng từ khi người con trai mất, bà lại bị tai biến mạch máu não, nên “thần kinh” không ổn định.
Nghe lời người xấu nói con dâu không ra gì “chồng mới chết lại đi cặp bồ, cặp bịch lăng nhăng”. Cùng với sự vào hùa của các cô con gái nên bà bỏ sang nhà cô út ở và nhất quyết đòi chia lại đất. Nếu như trước đây bà khẳng định chỉ có người con trai duy nhất và ba đứa cháu đích tôn mới được hưởng thừa kế. Thì nay bà quay ngoắt 1800 tuyên bố: “Con trai cũng như con gái đều phải được chia phần”, cho dù các cô con gái đều đã lập gia đình, nhà cửa đất đai đề huề.
Trước việc như vậy, nhiều người trong gia đình cũng đã đến gặp và khuyên nhủ bà: Dẫu biết rằng thời buổi này con trai cũng như con gái, nhưng bà xem nhà nó 3 thằng con trai lớn lộc ngộc cả rồi mà chỉ có hơn 120 mét vuông đất thì để cho các cháu sau nó lớn còn lấy chỗ làm nhà, cưới vợ. Tuy nhiên chẳng thể nào thay đổi được ý của cụ già hơn 80 tuổi lại bị tai biến, trí nhớ không còn minh mẫn, kể cả việc tổ dân phố cũng 3 lần tổ chức cuộc họp về sự việc của gia đình cô B. Bà nhất quyết không nhận cô con dâu và 3 thằng cháu nội, coi là “người dưng nước lã”, không khuyên can mẹ mà các cô con gái lại vào hùa với mẹ nhất quyết đòi chia phần đất của mình. Sau đó, bà quyết định chỉ cho mẹ con chị B một nửa, một nửa còn lại chia cho 6 cô con gái và phần của bà.
Thế nhưng có điều ngôi nhà cấp 4 lập ngói gồm 2 gian nhà ngoài và 1 gian buồng do người con trai cả trước đây làm lại nằm giữa phần đất. Nên muốn chia đôi mảnh đất chỉ còn cách chặt làm đôi cái nhà. Cho dù việc này theo tập quán của người dân địa phương là điều tối kỵ, chỉ khi nào làm nhà mới thì giỡ bỏ toàn bộ, còn không ai lại đi chặt cây nóc làm đôi. Song bà cùng các cô con gái quyết thực hiện đến cùng bỏ ngoài tai lời khuyên can của mọi người.
Bà thuê người cưa đôi ngôi nhà, thế nhưng cánh thợ thuê cũng chỉ dám nhận phần tháo dỡ ngói, còn việc cắt đôi cây xà thì nhất quyết không làm vì cho rằng: “Với quan niệm việc làm đó sẽ gây lụn bại cho gia chủ mà đến cả những người thợ sau này cũng chẳng ra gì”, một người hàng xóm chứng kiến lúc phá ngôi nhà kể lại. Thuê thợ không dám làm thì các cô con gái chèo lên mái, dùng cưa cắt đôi xà nhà, ngay cả bàn thờ cũng bị ném quăng quật xuống đất.
Cứ tưởng phần đất vừa cắt đôi đó, các cô con gái sẽ làm nhà cho bà cụ ở. Nhưng miếng đất nhanh chóng được bán với giá140 triệu đồng, chia đều mỗi cô con gái được 20 triệu đồng. Khổ nhất là 4 mẹ con chị B, ngày nắng thì từ chỗ cắt nắng dọi tới giường ngủ, ngày mưa thì nước mưa hắt vào, trong nhà cũng như ngoài sân. Mấy mẹ con cứ phải đi kiếm những mảnh bạt rách về che đậy lên chỗ nhà bị chặt làm đôi cho khỏi nắng, bớt mưa. Được cái 3 đứa con chị B. đều ngoan ngoãn thương mẹ, chịu khó học hành, làm ăn”, một người hàng xóm cho biết.
Khi hận thù tích tụ
Tuy nhiên sự “ghẻ lạnh” của những người thân thích còn tiếp diễn khi e trai của Cường mất người ta cũng không cho mang vào nhà an táng. Do đó nỗi hận trong lòng Cường ngày càng lớn với những người trong họ. Tuy nhiên Cường cũng chỉ kìm nén trong lòng.
Năm 2005, hai vợ chồng Cường chịu khó tiết kiệm, tích cóp được số tiền nhất định rồi vay mượn thêm bạn bè. Cường trở về quê phá bỏ “nửa căn nhà đau khổ” để làm cho mẹ một ngôi nhà mới 2 tầng khang trang. Bà con khu phố ai cũng mừng cho bà B. cuối cùng cũng có được niềm hạnh phúc, nhất là khi bà có đứa cháu trai kháu khỉnh con của Cường. Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, đứa cháu nội chẳng may bị bệnh rồi mất. Mấy năm sau hai vợ chồng mới có con lại, cháu thứ hai là một bé gái.
Tuy đang bận công tác nhưng nhận được tin báo bà nội mất, Cường cũng vội vàng xin phép cơ quan cùng vợ con khăn gói về quê chịu tang bà. Cho dù trước đây bà đối xử với mẹ con Cường chẳng ra gì nhưng Cường vẫn cùng mẹ làm tròn bỏn phận của người con, người cháu. Người anh cả hiện đang điều trị bệnh và cũng vì xa xôi nên không thể về được vì vậy Cường xin với mọi người bên nội: “Cho cháu thay cha đã mất làm tròn bổn phận đưa bà về nơi an nghỉ cuối cùng”. Mọi người đều tán thành vì dù gì nó cũng là thằng cháu đích tôn duy nhất của cụ. Thế nhưng các cô con gái vẫn gần như không chấp nhận điều đó nhưng vì cho vừa lòng mọi người nên đành phải chấp nhận, nhưng nhất quyết làm ma cho cụ ở nhà cô con gái út, chứ không phải là nhà con trưởng.
Ngay cả việc đưa bà đi hỏa táng mẹ con Cường cũng chẳng được bàn bạc, hỏi ý kiến. Lúc đưa bà đi hỏa táng ở Hà Nội, nhìn người cô cầm tay kéo chị B. xuống khỏi xe tang mà ai cũng cảm thấy bức xúc. Sau khi hỏa táng trở về tổ chức đưa tro hài bà ra đồng chị B. mới được phát khăn tang, áo xô. Cường mới được thay cha làm bổn phận của người cháu đích tôn. Có điều ngày tháng hạ huyệt lại trùng với ngày tháng thằng con trai của Cường mất. Nên trước giờ đưa bà ra đồng Cường chỉ dám xin với các cô là cho lùi giờ hạ huyệt lại sau 20 phút vì với lý do không thể trùng cả 3 được, nếu không sẽ chết cả. Tuy nhiên, không được sự đồng ý của các cô vì cho rằng mẹ con Cường đã từ lâu không phải là người trong gia đình và việc giờ tốt đã định thì cứ thế mà làm. Để phản đối thậm chí Cường còn bỏ cả áo xô, mũ rơm, gậy chống định bỏ về nhưng mọi người khuyên can nên Cường lại cố làm tròn bổn phận của người cháu đích tôn.
Vì quá uất ức, lại bị dồn nén từ lâu trong lúc nông nổi, thiếu suy nghĩ nên Cường đã có hành động dùng xăng gây ra sự việc nghiêm trọng trên. Buổi tối hôm xảy ra sự việc, Cường ra mua 3 lít xăng, vừa đi ra đã đổ lên đầu cho ướt sũng người. Sau khi trở về Cường đi thẳng đến nhà người cô út là nơi làm ma cho bà nội. Lúc này mọi người đang bỏ phong bì ra kiểm đếm, phần của ai người đó nhận để sau này còn đi lại người ta. Trong đó cỏ cả người mẹ của Cường cũng được các cô gọi sang để trao trả.
Đến nơi, lời qua tiếng lại với các cô, Cường vung can xăng hất toàn bộ vào những người đang ngồi đó. Mẹ Cường thấy con hành động như vậy thì đứng phắt dậy định lấy thân mình che lại. Nhưng không kịp khi cây nến trên bàn thờ bắt lửa một tiếng bùng vang lên, ngọn lửa lan ra cả ngôi nhà. Người bị lửa cháy mạnh nhất lại chính là mẹ Cường, Tuy nhiên do Cường đứng ở khoảng cách khá xa nên ngọn lửa không lan tới, nếu không chính Cường cũng trở thành ngọn đuốc sống.
Trong đám cháy ấy, bốn người đã tử vong bao gồm mẹ của Cường, cùng 2 người cô và một người chú rể. Sau đó Cường đã ra đầu thú tại cơ quan điều tra. Và Cường phải nhận bản án chung thân cho tội lỗi mình gây ra.
Hai mắt đỏ hoe, như muốn kết thúc câu chuyện đầy đau khổ và tội lỗi, Cường chỉ nói:“Tôi không muốn nhắc lại bất kỳ điều gì nữa. Do bột phát mà tôi đã gây nên điều sai trái, ân hận nhưng đã muộn”.
tin tuc / Nguoiduatin.vn
Nỗi khổ của “mẹ góa con côi”
Tôi hiểu những điều mà phạm nhân Phạm Việt Cường (SN 1982, trú tại Phường Âu Cơ, thị xã Phú Thọ) không muốn nhắc lại. Bây giờ Cường gầy hơn trước rất nhiều so với lúc đầu thú gây ra tội lỗi. Từng là người có học nên Cường luôn nhã nhặn trả lời từng câu hỏi của người đối diện. Cường bị kết án chung thân vì tội lỗi của mình gây ra, và thụ án tại trại giam Quyết Tiến, Bộ Công an đã được 3 năm.
(Ảnh minh họa)
Ánh mắt nhìn xa xăm bên ngoài khung cửa sổ như thèm khát những ngày tháng hạnh phúc trước đây bên cả cha lẫn mẹ. Không ngờ giông tố ập đến cướp đi người cha mẫu mực, vô vàn kính yêu của anh em Cường vì một cơn bạo bệnh quái ác khiến ông mất lúc tuổi đời còn quá trẻ. Và liên tiếp những ngã rẽ cuộc đời bắt đầu từ đây.
Bà Phạm Thị B. (mẹ Cường) phải bỏ nghề giáo viên, hùn vốn với một người bạn mở hàng ăn, kiếm tiền nuôi 3 con nhỏ. Trong công việc bà cũng không tránh được lời dị nghị, đàm tiếu của “miệng dân sóng biển” khi đang tuổi hồi xuân, lúc làm ăn với người này, lúc gặp gỡ người kia. Chính điều này đã nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình chồng. Ban đầu, bà nội Cường rất thương mẹ con chị B. bởi đã có thời gian bà khẳng định mảnh đất 120 m2 là đất hương hỏa sau này sẽ để lại toàn bộ cho bố của Cường và 3 đứa cháu trai đích tôn. Nhưng từ khi người con trai mất, bà lại bị tai biến mạch máu não, nên “thần kinh” không ổn định.
Nghe lời người xấu nói con dâu không ra gì “chồng mới chết lại đi cặp bồ, cặp bịch lăng nhăng”. Cùng với sự vào hùa của các cô con gái nên bà bỏ sang nhà cô út ở và nhất quyết đòi chia lại đất. Nếu như trước đây bà khẳng định chỉ có người con trai duy nhất và ba đứa cháu đích tôn mới được hưởng thừa kế. Thì nay bà quay ngoắt 1800 tuyên bố: “Con trai cũng như con gái đều phải được chia phần”, cho dù các cô con gái đều đã lập gia đình, nhà cửa đất đai đề huề.
Trước việc như vậy, nhiều người trong gia đình cũng đã đến gặp và khuyên nhủ bà: Dẫu biết rằng thời buổi này con trai cũng như con gái, nhưng bà xem nhà nó 3 thằng con trai lớn lộc ngộc cả rồi mà chỉ có hơn 120 mét vuông đất thì để cho các cháu sau nó lớn còn lấy chỗ làm nhà, cưới vợ. Tuy nhiên chẳng thể nào thay đổi được ý của cụ già hơn 80 tuổi lại bị tai biến, trí nhớ không còn minh mẫn, kể cả việc tổ dân phố cũng 3 lần tổ chức cuộc họp về sự việc của gia đình cô B. Bà nhất quyết không nhận cô con dâu và 3 thằng cháu nội, coi là “người dưng nước lã”, không khuyên can mẹ mà các cô con gái lại vào hùa với mẹ nhất quyết đòi chia phần đất của mình. Sau đó, bà quyết định chỉ cho mẹ con chị B một nửa, một nửa còn lại chia cho 6 cô con gái và phần của bà.
Thế nhưng có điều ngôi nhà cấp 4 lập ngói gồm 2 gian nhà ngoài và 1 gian buồng do người con trai cả trước đây làm lại nằm giữa phần đất. Nên muốn chia đôi mảnh đất chỉ còn cách chặt làm đôi cái nhà. Cho dù việc này theo tập quán của người dân địa phương là điều tối kỵ, chỉ khi nào làm nhà mới thì giỡ bỏ toàn bộ, còn không ai lại đi chặt cây nóc làm đôi. Song bà cùng các cô con gái quyết thực hiện đến cùng bỏ ngoài tai lời khuyên can của mọi người.
Bà thuê người cưa đôi ngôi nhà, thế nhưng cánh thợ thuê cũng chỉ dám nhận phần tháo dỡ ngói, còn việc cắt đôi cây xà thì nhất quyết không làm vì cho rằng: “Với quan niệm việc làm đó sẽ gây lụn bại cho gia chủ mà đến cả những người thợ sau này cũng chẳng ra gì”, một người hàng xóm chứng kiến lúc phá ngôi nhà kể lại. Thuê thợ không dám làm thì các cô con gái chèo lên mái, dùng cưa cắt đôi xà nhà, ngay cả bàn thờ cũng bị ném quăng quật xuống đất.
Cứ tưởng phần đất vừa cắt đôi đó, các cô con gái sẽ làm nhà cho bà cụ ở. Nhưng miếng đất nhanh chóng được bán với giá140 triệu đồng, chia đều mỗi cô con gái được 20 triệu đồng. Khổ nhất là 4 mẹ con chị B, ngày nắng thì từ chỗ cắt nắng dọi tới giường ngủ, ngày mưa thì nước mưa hắt vào, trong nhà cũng như ngoài sân. Mấy mẹ con cứ phải đi kiếm những mảnh bạt rách về che đậy lên chỗ nhà bị chặt làm đôi cho khỏi nắng, bớt mưa. Được cái 3 đứa con chị B. đều ngoan ngoãn thương mẹ, chịu khó học hành, làm ăn”, một người hàng xóm cho biết.
Khi hận thù tích tụ
Tuy nhiên sự “ghẻ lạnh” của những người thân thích còn tiếp diễn khi e trai của Cường mất người ta cũng không cho mang vào nhà an táng. Do đó nỗi hận trong lòng Cường ngày càng lớn với những người trong họ. Tuy nhiên Cường cũng chỉ kìm nén trong lòng.
Năm 2005, hai vợ chồng Cường chịu khó tiết kiệm, tích cóp được số tiền nhất định rồi vay mượn thêm bạn bè. Cường trở về quê phá bỏ “nửa căn nhà đau khổ” để làm cho mẹ một ngôi nhà mới 2 tầng khang trang. Bà con khu phố ai cũng mừng cho bà B. cuối cùng cũng có được niềm hạnh phúc, nhất là khi bà có đứa cháu trai kháu khỉnh con của Cường. Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, đứa cháu nội chẳng may bị bệnh rồi mất. Mấy năm sau hai vợ chồng mới có con lại, cháu thứ hai là một bé gái.
Tuy đang bận công tác nhưng nhận được tin báo bà nội mất, Cường cũng vội vàng xin phép cơ quan cùng vợ con khăn gói về quê chịu tang bà. Cho dù trước đây bà đối xử với mẹ con Cường chẳng ra gì nhưng Cường vẫn cùng mẹ làm tròn bỏn phận của người con, người cháu. Người anh cả hiện đang điều trị bệnh và cũng vì xa xôi nên không thể về được vì vậy Cường xin với mọi người bên nội: “Cho cháu thay cha đã mất làm tròn bổn phận đưa bà về nơi an nghỉ cuối cùng”. Mọi người đều tán thành vì dù gì nó cũng là thằng cháu đích tôn duy nhất của cụ. Thế nhưng các cô con gái vẫn gần như không chấp nhận điều đó nhưng vì cho vừa lòng mọi người nên đành phải chấp nhận, nhưng nhất quyết làm ma cho cụ ở nhà cô con gái út, chứ không phải là nhà con trưởng.
Ngay cả việc đưa bà đi hỏa táng mẹ con Cường cũng chẳng được bàn bạc, hỏi ý kiến. Lúc đưa bà đi hỏa táng ở Hà Nội, nhìn người cô cầm tay kéo chị B. xuống khỏi xe tang mà ai cũng cảm thấy bức xúc. Sau khi hỏa táng trở về tổ chức đưa tro hài bà ra đồng chị B. mới được phát khăn tang, áo xô. Cường mới được thay cha làm bổn phận của người cháu đích tôn. Có điều ngày tháng hạ huyệt lại trùng với ngày tháng thằng con trai của Cường mất. Nên trước giờ đưa bà ra đồng Cường chỉ dám xin với các cô là cho lùi giờ hạ huyệt lại sau 20 phút vì với lý do không thể trùng cả 3 được, nếu không sẽ chết cả. Tuy nhiên, không được sự đồng ý của các cô vì cho rằng mẹ con Cường đã từ lâu không phải là người trong gia đình và việc giờ tốt đã định thì cứ thế mà làm. Để phản đối thậm chí Cường còn bỏ cả áo xô, mũ rơm, gậy chống định bỏ về nhưng mọi người khuyên can nên Cường lại cố làm tròn bổn phận của người cháu đích tôn.
Vì quá uất ức, lại bị dồn nén từ lâu trong lúc nông nổi, thiếu suy nghĩ nên Cường đã có hành động dùng xăng gây ra sự việc nghiêm trọng trên. Buổi tối hôm xảy ra sự việc, Cường ra mua 3 lít xăng, vừa đi ra đã đổ lên đầu cho ướt sũng người. Sau khi trở về Cường đi thẳng đến nhà người cô út là nơi làm ma cho bà nội. Lúc này mọi người đang bỏ phong bì ra kiểm đếm, phần của ai người đó nhận để sau này còn đi lại người ta. Trong đó cỏ cả người mẹ của Cường cũng được các cô gọi sang để trao trả.
Đến nơi, lời qua tiếng lại với các cô, Cường vung can xăng hất toàn bộ vào những người đang ngồi đó. Mẹ Cường thấy con hành động như vậy thì đứng phắt dậy định lấy thân mình che lại. Nhưng không kịp khi cây nến trên bàn thờ bắt lửa một tiếng bùng vang lên, ngọn lửa lan ra cả ngôi nhà. Người bị lửa cháy mạnh nhất lại chính là mẹ Cường, Tuy nhiên do Cường đứng ở khoảng cách khá xa nên ngọn lửa không lan tới, nếu không chính Cường cũng trở thành ngọn đuốc sống.
Trong đám cháy ấy, bốn người đã tử vong bao gồm mẹ của Cường, cùng 2 người cô và một người chú rể. Sau đó Cường đã ra đầu thú tại cơ quan điều tra. Và Cường phải nhận bản án chung thân cho tội lỗi mình gây ra.
Hai mắt đỏ hoe, như muốn kết thúc câu chuyện đầy đau khổ và tội lỗi, Cường chỉ nói:“Tôi không muốn nhắc lại bất kỳ điều gì nữa. Do bột phát mà tôi đã gây nên điều sai trái, ân hận nhưng đã muộn”.
tin tuc / Nguoiduatin.vn
Post a Comment