Sau một loạt vụ bê bối cả trong và ngoài nước, giờ đây ngành thực phẩm và nông nghiệp của nước này đã nhận quả đắng đầu tiên khi mà chính người dân Trung Quốc vì lo sợ thực phẩm bẩn đã quay lưng với hàng nội mà quay sang chuộng sử dụng các loại thực phẩm nhập từ nước ngoài
"Nông dân trồng lúa ở Trung Quốc toàn dùng thuốc trừ sâu", một người bán hàng xưng tên là Ying Ying cho hay. Ying Ying bắt đầu bán gạo Nhật trên thị trường kinh doanh trên mạng Taobao vào tháng 8 năm ngoái. "Gạo Nhật không bị nhiễm kim loại nặng".
Nước và đất ở Trung Quốc bị ô nhiễm nặng do quá trình công nghiệp hóa ở nước này. Tháng 5/2013, các quan chức tỉnh Quảng Đông, nam Trung Quốc cho hay, 44% số mẫu gạo cho thấy dư lượng kim loại cadmium vượt quá mức cho phép.
Nghiên cứu của Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc hồi tháng 4 năm ngoái ước tính, 16,1% số đất ở Trung Quốc bị ô nhiễm. Ở nhiều nơi khác tại Trung Quốc, tình trạng ô nhiễm đất đai trầm trọng tới mức, nông dân từ chối ăn gạo do chính họ trồng.
Sau khi có tin gạo nhiễm cadmium, người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu dùng gạo của Thái như một sản phẩm an toàn, và có mức giá vừa phải.
Trong khi đó, gạo Nhật không rẻ cũng chả dễ tìm ở Trung Quốc. Số lượng gạo Nhật mà các doanh nhân Trung Quốc nhập bán với giá 74 NDT/kg ở PinStore, một chợ trên mạng do công ty thương mại Nhật Sumitomo Corp điều hành. Trong khi đó, gạo sản xuất ở Trung Quốc có giá 7,5 NDT/kg.
Do cầu tăng, người tiêu dùng Trung Quốc đang đổ xô tới các sàn giao dịch trên mạng như Taobao, do Alibaba điều hành, để mua gạo trực tiếp từ Nhật.
Một người dường như phải trả tới 1449 NDT/5 kg gạo Nhật, Taobao cho hay.
Giá cao song nó không phải cản trở với một số người khi mua gạo Nhật. "Ngon hơn gạo Trung Quốc nhiều. Đáng từng đồng một", một vị khách viết trên Taobao.
Người Trung Quốc tiêu thụ khoảng 120 triệu tấn gạo một năm và nước này nhập hơn 2,2 triệu tấn gạo trong 11 tháng đầu năm 2014, gồm 1,2 triệu tấn từ Việt Nam và 626.000 tấn từ Thái Lan, dữ liệu của hải quan cho thấy.
Theo: moitruongvaphapluat.com.vn
Post a Comment