Căn cứ Hải quân của Trung Quốc tại Trường Sa chẳng dọa được ai !!!
Mỹ đang tố cáo Trung Quốc bồi lấp những đảo đá, bãi cạn trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam biến chúng thành những căn cứ hải quân để tuyên bố ADIZ... tiến đến khống chế vùng trời, vùng biển Biển Đông, kiểm soát tuyến hàng hải quốc tế và eo biển Malacca.
Vậy, liệu Trung Quốc có biến các thứ đang xây dựng phi pháp thành căn cứ quân sự tức là căn cứ hải quân (CCHQ) trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam hay không?
Về hình thức và nội dung thì có thể, nhưng về giá trị sử dụng chiến lược lâu dài thì CCHQ ở đó là không thể.
CCHQ là nơi trú đậu cho tàu thuyền của Hải quân, là nơi bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các phương tiện sẵn sàng tác chiến cho đến cấp chiến dịch. Do đó, CCHQ yêu cầu phải có cầu tàu bến cảng, có kho chứa nhiên liệu, kho chứa vũ khí đạn dược, có xưởng sửa chữa kỹ thuật…
Về địa thế, CCHQ phải là nơi xuất phát tấn công thuận lợi nhất, đồng thời phải là nơi an toàn nhất cho tàu thuyền khi trú ẩn, neo đậu, tức là khả năng phòng thủ, sống sót cao trước đòn tấn công của đối phương.
Mỹ đang tố cáo Trung Quốc bồi lấp những đảo đá, bãi cạn trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam biến chúng thành những căn cứ hải quân để tuyên bố ADIZ... tiến đến khống chế vùng trời, vùng biển Biển Đông, kiểm soát tuyến hàng hải quốc tế và eo biển Malacca.
Vậy, liệu Trung Quốc có biến các thứ đang xây dựng phi pháp thành căn cứ quân sự tức là căn cứ hải quân (CCHQ) trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam hay không?
Về hình thức và nội dung thì có thể, nhưng về giá trị sử dụng chiến lược lâu dài thì CCHQ ở đó là không thể.
CCHQ là nơi trú đậu cho tàu thuyền của Hải quân, là nơi bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các phương tiện sẵn sàng tác chiến cho đến cấp chiến dịch. Do đó, CCHQ yêu cầu phải có cầu tàu bến cảng, có kho chứa nhiên liệu, kho chứa vũ khí đạn dược, có xưởng sửa chữa kỹ thuật…
Về địa thế, CCHQ phải là nơi xuất phát tấn công thuận lợi nhất, đồng thời phải là nơi an toàn nhất cho tàu thuyền khi trú ẩn, neo đậu, tức là khả năng phòng thủ, sống sót cao trước đòn tấn công của đối phương.
Chuyên gia Lê Ngọc Thống Kỹ sư chỉ huy - Hoa tiêu. Nguyên sỹ quan Tham mưu Hải quân.
Như vậy, khả năng phòng thủ, khả năng sống sót trước đòn tấn công của đối phương quyết định sự tồn tại của CCHQ.
Một CCHQ giống như để nhiều quả trứng trong một cái giỏ, về nguyên tắc, khi chiến tranh xảy ra, các lực lượng cơ động sẽ phân tán đến những vị trí đợi thời cơ hoặc vị trí xuất phát tấn công.
Tuy nhiên, lực lượng cố định như kho xăng dầu, đạn dược các cơ sở vật chất bảo đảm, các sân bay bến cảng là không thể. Khi căn cứ bị tiêu diệt, bị phá hủy thì các lực lượng cơ động như chim mất tổ, bị mất chỗ đứng chân nên cực kỳ nguy hiểm khi tham gia tác chiến dài ngày.
Tại quần đảo Trường Sa, với khả năng của mình, Trung Quốc có thể bồi lấp, mở rộng để xây sân bay, bến cảng, xây kho chứa nhiên liệu… nhưng để biến thành một CCHQ thì cho đến nay mới chỉ nghe "tuyên bố" từ các "hỏa lực mồm".
Quả thật, để xây dựng CCHQ trên quần đảo Trường Sa, Trung Quốc rất muốn, nhưng 2 yếu tố kỹ thuật và chiến thuật đã không cho phép họ muốn là được.
Sân bay đang được Trung Quốc xây dựng trái phép
Về kỹ thuật, đừng tưởng có sân bay là đưa J-10, J-11 ra làm mưa làm gió trên vùng trời Trường Sa bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu. Khu vực quần đảo Trường Sa là biển dữ, thời tiết rất khắc nghiệt là kẻ thù nguy hiểm nhất cho các phương tiện trang bị điện tử tinh vi, hiện đại…
Một năm có hàng chục cơn bão, mà khi có bão thì căn cứ phải bỏ không, vì ngay cả tàu chiến cũng phải đến khu neo tránh, huống chi máy bay như những chiếc lá mỏng manh. Trung Quốc ví von "chúng như những chiếc tàu sân bay cố định 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm"…là hoang tưởng.
Việc bồi lấp, mở rộng cũng có giới hạn, không thể muốn rộng bao nhiêu cũng được.
Vì thế, không gian kỹ thuật phục vụ cho hoạt động máy bay cực kỳ hạn chế và không gian chiến thuật, phòng thủ cũng không có mà phải dựa vào tàu khu trục bảo vệ… dẫn đến nảy sinh nhiều tình huống bất lợi.
Về chiến thuật, trừ phi Trung Quốc có thể tấn công phủ đầu đè bẹp tất các các lực lượng của đối phương, nếu không các căn cứ hay đảo nhân tạo đó đều sẽ bị biến thành biển lửa.
Bởi vì chúng chỉ là những mục tiêu cố định trên biển, rất dễ làm mồi ngon cho tên lửa hành trình và diệt hạm từ máy bay và tàu ngầm. Khả năng tự bảo vệ của CCHQ trên quần đảo Trường Sa là bằng "không".
Đối đầu với Mỹ thì điều này sẽ không xảy ra trong đòn tấn công phủ đầu, do đó Mỹ chẳng coi CCHQ của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa là gì hết. Xung đột quân sự với Mỹ, tuổi thọ của những CCHQ đó rất ít, chỉ tính bằng giờ.
(Tàu ngầm tên lửa USS Michigan, lớp Ohio trong biên chế Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ có khả năng phá hủy "căn cứ không quân"Trung Quốc trên đảo nhân tạo Chữ Thập chỉ trong vài phút.
Một đợt tấn công với 10 tên lửa hành trình Tomahawk-D sẽ tạo ra "cơn mưa"1.660 quả bom bi trên đảo nhân tạo, phá hủy máy bay, radar, tháp điều khiển, kho chứa nhiên liệu, xe bảo dưỡng và kho đạn dược).
Những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng tỏ ra quá mong manh
Việc Mỹ lên tiếng, thực chất để nhằm mục tiêu khác?
Do CCHQ ở khu vực quần đảo Trường Sa có tính chất đặc biệt, đó là căn cứ nhưng cũng chính là vị trí xuất phát tấn công trực tiếp cực kỳ lợi hại. Khác với căn cứ trên bờ, nó rất xa với đất liền, vì thế mà phương tiện, lực lượng phụ thuộc vào căn cứ hầu như tuyệt đối.
Nếu bị tên lửa Tomahawk hay vũ khí gì khác tấn công vào các kho chứa nhiên liệu, phá đường băng thì J-10 hay J-11 chỉ còn cách xin hạ cánh khẩn cấp ở sân bay Cam Ranh của Việt Nam, nơi có khoảng cách gần nhất, để khỏi tự rơi xuống biển.
Mặt khác những CCHQ, hay đảo nhân tạo này nằm xen kẽ trong rất nhiều đảo khác trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc không chiếm đóng được.
Vì thế, nếu có ý đồ gây xung đột với Việt Nam thì lực lượng đồn trú trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng sẽ không ngồi nhìn. Chắc chắn, những CCHQ đó cũng chỉ sử dụng được một lần.
Khi Trung Quốc xây dựng bồi lấp ở đảo Gạc Ma, các "hỏa lực mồm" của Trung Quốc không tiếc lời đe dọa, rằng đây là "một tàu sân bay không thể đánh chìm";rằng sẽ có hàng "trung đoàn J-10, J-11 ra Gạc Ma trực chiến"; rằng chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh vài trăm km…
Rất may cho Trung Quốc là những "hỏa lực mồm" này không được "điều binh khiển tướng".
Xây dựng, bồi lấp các đảo chiếm được của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp của Trung Quốc, xâm hại đến chủ quyền biển đảo không thể tranh cãi của Việt Nam.
Kéo pháo binh, tên lửa, máy bay… ra đó, đe dọa thành lập khu nhận dạng phòng không (ADIZ) là thái độ hung hăng, khiêu khích trên Biển Đông… chứ không dọa được ai.
Nó - các CCHQ trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép, rất tiếc không phải là Cam Ranh hay Subic.
Vậy tại sao Mỹ lại phản ứng mạnh và Trung Quốc có quyết tâm biến những đảo nhân tạo thành CCHQ hay không?
Đây là "cuộc chơi" của 2 cường quốc trên "sân nhà" Việt Nam và đương nhiên Việt Nam sẽ ủng hộ cho đội chơi đẹp, đúng luật và cảnh giác đối phó với những kẻ "đục nước béo cò".
Đúng là không ai hiểu Trung Quốc bằng Mỹ và ngược lại, nhưng trừ…Việt Nam.
Như vậy, khả năng phòng thủ, khả năng sống sót trước đòn tấn công của đối phương quyết định sự tồn tại của CCHQ.
Một CCHQ giống như để nhiều quả trứng trong một cái giỏ, về nguyên tắc, khi chiến tranh xảy ra, các lực lượng cơ động sẽ phân tán đến những vị trí đợi thời cơ hoặc vị trí xuất phát tấn công.
Tuy nhiên, lực lượng cố định như kho xăng dầu, đạn dược các cơ sở vật chất bảo đảm, các sân bay bến cảng là không thể. Khi căn cứ bị tiêu diệt, bị phá hủy thì các lực lượng cơ động như chim mất tổ, bị mất chỗ đứng chân nên cực kỳ nguy hiểm khi tham gia tác chiến dài ngày.
Tại quần đảo Trường Sa, với khả năng của mình, Trung Quốc có thể bồi lấp, mở rộng để xây sân bay, bến cảng, xây kho chứa nhiên liệu… nhưng để biến thành một CCHQ thì cho đến nay mới chỉ nghe "tuyên bố" từ các "hỏa lực mồm".
Quả thật, để xây dựng CCHQ trên quần đảo Trường Sa, Trung Quốc rất muốn, nhưng 2 yếu tố kỹ thuật và chiến thuật đã không cho phép họ muốn là được.
Sân bay đang được Trung Quốc xây dựng trái phép
Về kỹ thuật, đừng tưởng có sân bay là đưa J-10, J-11 ra làm mưa làm gió trên vùng trời Trường Sa bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu. Khu vực quần đảo Trường Sa là biển dữ, thời tiết rất khắc nghiệt là kẻ thù nguy hiểm nhất cho các phương tiện trang bị điện tử tinh vi, hiện đại…
Một năm có hàng chục cơn bão, mà khi có bão thì căn cứ phải bỏ không, vì ngay cả tàu chiến cũng phải đến khu neo tránh, huống chi máy bay như những chiếc lá mỏng manh. Trung Quốc ví von "chúng như những chiếc tàu sân bay cố định 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm"…là hoang tưởng.
Việc bồi lấp, mở rộng cũng có giới hạn, không thể muốn rộng bao nhiêu cũng được.
Vì thế, không gian kỹ thuật phục vụ cho hoạt động máy bay cực kỳ hạn chế và không gian chiến thuật, phòng thủ cũng không có mà phải dựa vào tàu khu trục bảo vệ… dẫn đến nảy sinh nhiều tình huống bất lợi.
Về chiến thuật, trừ phi Trung Quốc có thể tấn công phủ đầu đè bẹp tất các các lực lượng của đối phương, nếu không các căn cứ hay đảo nhân tạo đó đều sẽ bị biến thành biển lửa.
Bởi vì chúng chỉ là những mục tiêu cố định trên biển, rất dễ làm mồi ngon cho tên lửa hành trình và diệt hạm từ máy bay và tàu ngầm. Khả năng tự bảo vệ của CCHQ trên quần đảo Trường Sa là bằng "không".
Đối đầu với Mỹ thì điều này sẽ không xảy ra trong đòn tấn công phủ đầu, do đó Mỹ chẳng coi CCHQ của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa là gì hết. Xung đột quân sự với Mỹ, tuổi thọ của những CCHQ đó rất ít, chỉ tính bằng giờ.
(Tàu ngầm tên lửa USS Michigan, lớp Ohio trong biên chế Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ có khả năng phá hủy "căn cứ không quân"Trung Quốc trên đảo nhân tạo Chữ Thập chỉ trong vài phút.
Một đợt tấn công với 10 tên lửa hành trình Tomahawk-D sẽ tạo ra "cơn mưa"1.660 quả bom bi trên đảo nhân tạo, phá hủy máy bay, radar, tháp điều khiển, kho chứa nhiên liệu, xe bảo dưỡng và kho đạn dược).
Những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng tỏ ra quá mong manh
Việc Mỹ lên tiếng, thực chất để nhằm mục tiêu khác?
Do CCHQ ở khu vực quần đảo Trường Sa có tính chất đặc biệt, đó là căn cứ nhưng cũng chính là vị trí xuất phát tấn công trực tiếp cực kỳ lợi hại. Khác với căn cứ trên bờ, nó rất xa với đất liền, vì thế mà phương tiện, lực lượng phụ thuộc vào căn cứ hầu như tuyệt đối.
Nếu bị tên lửa Tomahawk hay vũ khí gì khác tấn công vào các kho chứa nhiên liệu, phá đường băng thì J-10 hay J-11 chỉ còn cách xin hạ cánh khẩn cấp ở sân bay Cam Ranh của Việt Nam, nơi có khoảng cách gần nhất, để khỏi tự rơi xuống biển.
Mặt khác những CCHQ, hay đảo nhân tạo này nằm xen kẽ trong rất nhiều đảo khác trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc không chiếm đóng được.
Vì thế, nếu có ý đồ gây xung đột với Việt Nam thì lực lượng đồn trú trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng sẽ không ngồi nhìn. Chắc chắn, những CCHQ đó cũng chỉ sử dụng được một lần.
Khi Trung Quốc xây dựng bồi lấp ở đảo Gạc Ma, các "hỏa lực mồm" của Trung Quốc không tiếc lời đe dọa, rằng đây là "một tàu sân bay không thể đánh chìm";rằng sẽ có hàng "trung đoàn J-10, J-11 ra Gạc Ma trực chiến"; rằng chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh vài trăm km…
Rất may cho Trung Quốc là những "hỏa lực mồm" này không được "điều binh khiển tướng".
Xây dựng, bồi lấp các đảo chiếm được của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp của Trung Quốc, xâm hại đến chủ quyền biển đảo không thể tranh cãi của Việt Nam.
Kéo pháo binh, tên lửa, máy bay… ra đó, đe dọa thành lập khu nhận dạng phòng không (ADIZ) là thái độ hung hăng, khiêu khích trên Biển Đông… chứ không dọa được ai.
Nó - các CCHQ trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép, rất tiếc không phải là Cam Ranh hay Subic.
Vậy tại sao Mỹ lại phản ứng mạnh và Trung Quốc có quyết tâm biến những đảo nhân tạo thành CCHQ hay không?
Đây là "cuộc chơi" của 2 cường quốc trên "sân nhà" Việt Nam và đương nhiên Việt Nam sẽ ủng hộ cho đội chơi đẹp, đúng luật và cảnh giác đối phó với những kẻ "đục nước béo cò".
Đúng là không ai hiểu Trung Quốc bằng Mỹ và ngược lại, nhưng trừ…Việt Nam.
Theo nguồn : tin quan su
Post a Comment