Tờ tin quan su "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 17 tháng 6 dẫn hãng tin Kyodo, Nhật Bản đưa tin, ngày 12 tháng 6 tại Tokyo, Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ Harry Harris gặp gỡ báo chí cho biết, bày tỏ hoan nghênh và trông đợi mạnh mẽ đối với việc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đến Biển Đông tham gia tuần tra.
Trên CCTV, chuyên gia quân sự Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, tuyên bố của Đô đốc Harry Harris “thiếu kiến thức cơ bản”, ông làm như vậy đơn giản là muốn mượn vấn đề Biển Đông, thông qua thủ đoạn quân sự tiến hành ngăn chặn đối với Trung Quốc.
Nhưng, đồng thời cũng thể hiện sự lo ngại của Mỹ, Mỹ cảm thấy “chưa đủ lực” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, muốn dựa vào Nhật Bản để chia sẻ trách nhiệm.
John McCain và Jack Ried: Chính phủ Mỹ cần công khai hơn trong việc ủng hộ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc ở tòa án trọng tài quốc tế về vấn đề Biển Đông.
"Gây rủi ro rất lớn cho quan hệ Trung-Mỹ"
Theo báo Nhật, Mỹ đã tăng cường cảnh giác đối với hoạt động trên biển dồn dập của Trung Quốc, đồng thời đã tăng cường bay trinh sát ở Biển Đông. Đô đốc Harry Harris nhấn mạnh: "Biển Đông là vùng biển quốc tế, không phải lãnh hải, hoan nghênh Nhật Bản tham gia hành động".
Đối với tuyên bố này, Phó viện trưởng Cao Tổ Quý, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Trường Đảng Trung ương Trung Quốc cho rằng: "Harris rõ ràng chưa làm tốt bài tập, chuẩn bị chưa đầy đủ". Harry Harris nói vùng biển hơn 3 triệu km2 Biển Đông không phải là lãnh hải, mà là vùng biển quốc tế, e rằng, các nước như Philippines, Việt Nam cũng sẽ không đồng ý.
Chuyên gia Trung Quốc nói như vậy, nhưng Đô đốc Harry Harris đâu phải nói là vùng biển hơn 3 triệu km2, mà chủ yếu nói tới khu vực vùng biển đá ngầm không có quyền lợi như đảo - PV.
Chuyên gia Trung Quốc Doãn Trác cũng lên tiếng nghĩ rằng: "Tuyên bố của Harry Harris rất thiếu kiến thức cơ bản về luật pháp quốc tế và kiến thức cơ bản về lịch sử. Biển Đông không phải là lãnh hải của Mỹ, không phải là khu vực Mỹ có thể cố tình làm bậy".
"Quân đội Mỹ có ý đồ lấy Biển Đông làm một chiến trường để ngăn chặn Trung Quốc, đặc biệt là ngăn chặn Trung Quốc về quân sự. Mỹ khuyến khích Nhật Bản, Australia tiến hành tuần tra liên hợp ở Biển Đông, đơn giản là muốn làm nóng vấn đề Biển Đông, mượn cơ hội tập hợp những nước này dưới ngọn cờ lớn của mình, thông qua thủ đoạn quân sự để ngăn chặn Trung Quốc".
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long (trái) vừa có chuyến thăm Mỹ, hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter (phải)
Vài ngày trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cho biết, vấn đề Biển Đông không phải vấn đề giữa Mỹ-Trung, phía Mỹ không giữ lập trường đối với tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
"Trong khi đó, phát biểu của Harry Harris làm cho vấn đề Biển Đông đã biến thành vấn đề giữa Trung-Mỹ, điều này đã gây ra rủi ro rất lớn đối với quan hệ Trung-Mỹ" - Cao Tổ Quý tuyên truyền.
Cuối tháng 5 tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc đã nói về vấn đề Biển Đông, tuyên truyền xuyên tạc, ra sức ngụy biện, cho rằng: "Trung Quốc và Quân đội Trung Quốc xưa nay không sợ quỷ, không tin tà, phục tùng lý lẽ chứ không phục tùng bá quyền, phục tùng lý lẽ chứ không tin quỷ.
Đô đốc Harry Harris cho rằng: “Biển Đông là vùng biển quốc tế, không phải là lãnh hải, hoan nghênh Nhật Bản tham gia hành động”.
Tuyệt đối không được trông chờ Trung Quốc sẽ khuất phục trước tà thuyết và bá quyền, cường quyền, tuyệt đối sẽ không được trông chờ Trung Quốc sẽ nuốt quả đắng chủ quyền, doc bao và quyền lợi phát triển quốc gia.
Mỹ coi thường lịch sử, pháp lý và sự thực, nói ra nói vào đối với chủ quyền và quyền lợi đã hình thành của Trung Quốc ở Biển Đông, chia rẽ ly gián, tiến hành chỉ trích đối với xây dựng đảo hợp pháp, hợp lý, hợp tình của Trung Quốc, Trung Quốc bày tỏ kiên quyết phản đối đối với vấn đề này".
Đây là những ngôn từ nói lấy được và hết sức xảo quyệt của phía Trung Quốc. Trung Quốc đi ăn cướp thì không thể nói là có chủ quyền hợp pháp, hợp lý, hợp tình được - PV.
"Trúng ý Nhật Bản"
Doãn Trác tuyên truyền: "Phát biểu của Harry Harris có thể gọi là trúng ý nguyện của chính quyền Shinzo Abe. Nhật Bản muốn dựa vào Mỹ và Biển Đông để ra khơi, Harry Harris đã mở đường đúng lúc cho họ, họ đã mượn con thuyền này".
Theo Doãn Trác, Nhật Bản muốn vươn ra biển xa, thực hiện các mục đích như dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, đến nay lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ.
Doãn Trác còn cho rằng, Harris mời Nhật Bản tuần tra Biển Đông hoàn toàn phản ánh thái độ lo ngại của Mỹ. Mỹ vừa muốn ngăn chặn Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vừa cảm giác sức mình chưa đủ.
Nhật Bản sẽ cử máy bay tuần tra săn ngầm P-3C đến Biển Đông tập trận với Philippines
Mỹ muốn có người giúp việc, trong khi đó Nhật Bản là đồng minh kiên định của Mỹ cả về chính trị, ngoại giao và quân sự, cho nên mới mời Nhật Bản làm tiên phong tuần tra Biển Đông.
Cao Tổ Quý thì cho rằng, Mỹ có ý đồ biến Nhật Bản thành một người chia sẻ trách nhiệm với Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Australia liên kết với nhau ở khu vực này, hình thành một cơ chế mạng hóa đa phương do Mỹ lãnh đạo.
Cơ chế này không chỉ có thể dùng để can thiệp vấn đề biển Đông, mà còn có thể tham gia vào các vấn đề khu vực khác. Trong tương lai, Nhật Bản sẽ theo đuôi Mỹ, phát huy vai trò lớn hơn ở châu Á-Thái Bình Dương, thậm chí khu vực rộng hơn.
Trên CCTV, chuyên gia quân sự Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, tuyên bố của Đô đốc Harry Harris “thiếu kiến thức cơ bản”, ông làm như vậy đơn giản là muốn mượn vấn đề Biển Đông, thông qua thủ đoạn quân sự tiến hành ngăn chặn đối với Trung Quốc.
Nhưng, đồng thời cũng thể hiện sự lo ngại của Mỹ, Mỹ cảm thấy “chưa đủ lực” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, muốn dựa vào Nhật Bản để chia sẻ trách nhiệm.
John McCain và Jack Ried: Chính phủ Mỹ cần công khai hơn trong việc ủng hộ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc ở tòa án trọng tài quốc tế về vấn đề Biển Đông.
"Gây rủi ro rất lớn cho quan hệ Trung-Mỹ"
Theo báo Nhật, Mỹ đã tăng cường cảnh giác đối với hoạt động trên biển dồn dập của Trung Quốc, đồng thời đã tăng cường bay trinh sát ở Biển Đông. Đô đốc Harry Harris nhấn mạnh: "Biển Đông là vùng biển quốc tế, không phải lãnh hải, hoan nghênh Nhật Bản tham gia hành động".
Đối với tuyên bố này, Phó viện trưởng Cao Tổ Quý, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Trường Đảng Trung ương Trung Quốc cho rằng: "Harris rõ ràng chưa làm tốt bài tập, chuẩn bị chưa đầy đủ". Harry Harris nói vùng biển hơn 3 triệu km2 Biển Đông không phải là lãnh hải, mà là vùng biển quốc tế, e rằng, các nước như Philippines, Việt Nam cũng sẽ không đồng ý.
Chuyên gia Trung Quốc nói như vậy, nhưng Đô đốc Harry Harris đâu phải nói là vùng biển hơn 3 triệu km2, mà chủ yếu nói tới khu vực vùng biển đá ngầm không có quyền lợi như đảo - PV.
Chuyên gia Trung Quốc Doãn Trác cũng lên tiếng nghĩ rằng: "Tuyên bố của Harry Harris rất thiếu kiến thức cơ bản về luật pháp quốc tế và kiến thức cơ bản về lịch sử. Biển Đông không phải là lãnh hải của Mỹ, không phải là khu vực Mỹ có thể cố tình làm bậy".
"Quân đội Mỹ có ý đồ lấy Biển Đông làm một chiến trường để ngăn chặn Trung Quốc, đặc biệt là ngăn chặn Trung Quốc về quân sự. Mỹ khuyến khích Nhật Bản, Australia tiến hành tuần tra liên hợp ở Biển Đông, đơn giản là muốn làm nóng vấn đề Biển Đông, mượn cơ hội tập hợp những nước này dưới ngọn cờ lớn của mình, thông qua thủ đoạn quân sự để ngăn chặn Trung Quốc".
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long (trái) vừa có chuyến thăm Mỹ, hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter (phải)
Vài ngày trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cho biết, vấn đề Biển Đông không phải vấn đề giữa Mỹ-Trung, phía Mỹ không giữ lập trường đối với tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
"Trong khi đó, phát biểu của Harry Harris làm cho vấn đề Biển Đông đã biến thành vấn đề giữa Trung-Mỹ, điều này đã gây ra rủi ro rất lớn đối với quan hệ Trung-Mỹ" - Cao Tổ Quý tuyên truyền.
Cuối tháng 5 tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc đã nói về vấn đề Biển Đông, tuyên truyền xuyên tạc, ra sức ngụy biện, cho rằng: "Trung Quốc và Quân đội Trung Quốc xưa nay không sợ quỷ, không tin tà, phục tùng lý lẽ chứ không phục tùng bá quyền, phục tùng lý lẽ chứ không tin quỷ.
Đô đốc Harry Harris cho rằng: “Biển Đông là vùng biển quốc tế, không phải là lãnh hải, hoan nghênh Nhật Bản tham gia hành động”.
Tuyệt đối không được trông chờ Trung Quốc sẽ khuất phục trước tà thuyết và bá quyền, cường quyền, tuyệt đối sẽ không được trông chờ Trung Quốc sẽ nuốt quả đắng chủ quyền, doc bao và quyền lợi phát triển quốc gia.
Mỹ coi thường lịch sử, pháp lý và sự thực, nói ra nói vào đối với chủ quyền và quyền lợi đã hình thành của Trung Quốc ở Biển Đông, chia rẽ ly gián, tiến hành chỉ trích đối với xây dựng đảo hợp pháp, hợp lý, hợp tình của Trung Quốc, Trung Quốc bày tỏ kiên quyết phản đối đối với vấn đề này".
Đây là những ngôn từ nói lấy được và hết sức xảo quyệt của phía Trung Quốc. Trung Quốc đi ăn cướp thì không thể nói là có chủ quyền hợp pháp, hợp lý, hợp tình được - PV.
"Trúng ý Nhật Bản"
Doãn Trác tuyên truyền: "Phát biểu của Harry Harris có thể gọi là trúng ý nguyện của chính quyền Shinzo Abe. Nhật Bản muốn dựa vào Mỹ và Biển Đông để ra khơi, Harry Harris đã mở đường đúng lúc cho họ, họ đã mượn con thuyền này".
Theo Doãn Trác, Nhật Bản muốn vươn ra biển xa, thực hiện các mục đích như dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, đến nay lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ.
Doãn Trác còn cho rằng, Harris mời Nhật Bản tuần tra Biển Đông hoàn toàn phản ánh thái độ lo ngại của Mỹ. Mỹ vừa muốn ngăn chặn Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vừa cảm giác sức mình chưa đủ.
Nhật Bản sẽ cử máy bay tuần tra săn ngầm P-3C đến Biển Đông tập trận với Philippines
Mỹ muốn có người giúp việc, trong khi đó Nhật Bản là đồng minh kiên định của Mỹ cả về chính trị, ngoại giao và quân sự, cho nên mới mời Nhật Bản làm tiên phong tuần tra Biển Đông.
Cao Tổ Quý thì cho rằng, Mỹ có ý đồ biến Nhật Bản thành một người chia sẻ trách nhiệm với Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Australia liên kết với nhau ở khu vực này, hình thành một cơ chế mạng hóa đa phương do Mỹ lãnh đạo.
Cơ chế này không chỉ có thể dùng để can thiệp vấn đề biển Đông, mà còn có thể tham gia vào các vấn đề khu vực khác. Trong tương lai, Nhật Bản sẽ theo đuôi Mỹ, phát huy vai trò lớn hơn ở châu Á-Thái Bình Dương, thậm chí khu vực rộng hơn.
giaoduc.net.vn
Post a Comment