Theo tin tức trên báo Nghệ An, chiều ngày 24/5, anh Võ Văn Dũng, trú tại Khối 4, thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu cho biết, trên rễ cây sanh trong sân vườn gia đình ông có nhiều bông hoa Ưu đàm đang nở.
Hoa Ưu Đàm 3000 năm mới nở một lần xuất hiện ở Nghệ An.
Những bông hoa nở trên một rễ cây sanh cảnh với số lượng 26 bông, thân hoa như một sợ chỉ có bông màu trắng li ti với chiều dài chưa đến 1cm. Loài hoa đặc biệt này được anh Dũng tình cờ phát hiện vào sáng ngày 19/5, khi tưới nước cho cây xanh.
“Cả thảy trên rễ cây sanh đó có 26 bông hoa. Không biết đây có phải là hoa Ưu Đàm không nhưng quan sát bằng mắt nó có nhiều điểm giống với loài hoa quý hiếm này mà trước kia chúng tôi chỉ được nghe thấy" anh Dũng cho hay. Hiện tại 26 bông hoa vẫn còn nguyên trên rễ cây sanh được gia đình anh Dũng cất giữ cẩn thận.
Biết tin xuất hiện loài hoa Ưu Đàm đặc biệt này, nhiều người dân địa phương và vùng lân cận đã đã đến nhà anh Dũng để tận mắt nhìn thấy loài hoa bí ẩn này.
Mới đây vào ngày 2/5, loài hoa Ưu Đàm quý hiếm này cũng đã xuất hiện trên giỏ hoa lan tại chùa Bách Môn (Tiên Du, Bắc Ninh).
Trao đổi trên báo chí, Đại đức Thích Giác Đạt- Trụ trì chùa Bách Môn cho biết: "Cả thảy trên bình hoa đó có 8 bông. Không biết đây có phải là hoa Ưu Đàm không nhưng quan sát bằng mắt nó có nhiều điểm giống với loài hoa quý hiếm này mà trước kia chúng tôi chỉ được nghe thấy".
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định đây là hoa Ưu Đàm. Thứ được cho là "hoa Ưu Đàm 3000 năm mới nở một lần" đã xuất hiện nhiều nơi ở Việt Nam và một số nước Châu Á.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học đây chỉ là một loại nấm. Những bông hoa này thường mọc thành dãy với chiều cao tính từ gốc đến đỉnh bông hoa khoảng gần 10cm, thân hoa rất mảnh, như sợi tơ. Bông hoa có màu trắng tinh khiết, hình quả chuông nhỏ li ti.
GS.TSKD Trịnh Tam Kiệt, phòng Công nghệ và giống gốc nấm, Việm vi sinh vật và công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) trao đổi trên báo chí cho hay, thứ được gọi là "Hoa Ưu đàm" là sinh vật bậc thấp chưa có cấu trúc mô, có thể gọi tên là nấm nhầy.
Khi gặp điều kiện thích hợp, môi trường thuận lợi, khối nhầy sẽ tạo ra các thể sinh sản mang bào tử, phát triển. GS Kiệt cho biết, qua quan sát trên kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần với mẫu hoa Ưu Đàm mà ông có được thì đây là một thể nhầy trong suốt vắt ngang chiếc lá. Thân của thể nhầy này mới phát triển, chưa có hoa và cũng trong suốt như pha lê…
Trong khi đó, theo truyền thuyết nhà Phật, hoa có tên là Udumbara hay còn gọi là Ưu Đàm bà la, gọi tắt là Ưu Đàm (hoa Ưu Đàm). Tương truyền loài hoa linh thiêng của nhà Phật này "3.000 năm mới nở một lần". Hoa Ưu Đàm còn có nghĩa là “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ trời”
Những bông hoa nở trên một rễ cây sanh cảnh với số lượng 26 bông, thân hoa như một sợ chỉ có bông màu trắng li ti với chiều dài chưa đến 1cm. Loài hoa đặc biệt này được anh Dũng tình cờ phát hiện vào sáng ngày 19/5, khi tưới nước cho cây xanh.
“Cả thảy trên rễ cây sanh đó có 26 bông hoa. Không biết đây có phải là hoa Ưu Đàm không nhưng quan sát bằng mắt nó có nhiều điểm giống với loài hoa quý hiếm này mà trước kia chúng tôi chỉ được nghe thấy" anh Dũng cho hay. Hiện tại 26 bông hoa vẫn còn nguyên trên rễ cây sanh được gia đình anh Dũng cất giữ cẩn thận.
Biết tin xuất hiện loài hoa Ưu Đàm đặc biệt này, nhiều người dân địa phương và vùng lân cận đã đã đến nhà anh Dũng để tận mắt nhìn thấy loài hoa bí ẩn này.
Mới đây vào ngày 2/5, loài hoa Ưu Đàm quý hiếm này cũng đã xuất hiện trên giỏ hoa lan tại chùa Bách Môn (Tiên Du, Bắc Ninh).
Trao đổi trên báo chí, Đại đức Thích Giác Đạt- Trụ trì chùa Bách Môn cho biết: "Cả thảy trên bình hoa đó có 8 bông. Không biết đây có phải là hoa Ưu Đàm không nhưng quan sát bằng mắt nó có nhiều điểm giống với loài hoa quý hiếm này mà trước kia chúng tôi chỉ được nghe thấy".
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định đây là hoa Ưu Đàm. Thứ được cho là "hoa Ưu Đàm 3000 năm mới nở một lần" đã xuất hiện nhiều nơi ở Việt Nam và một số nước Châu Á.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học đây chỉ là một loại nấm. Những bông hoa này thường mọc thành dãy với chiều cao tính từ gốc đến đỉnh bông hoa khoảng gần 10cm, thân hoa rất mảnh, như sợi tơ. Bông hoa có màu trắng tinh khiết, hình quả chuông nhỏ li ti.
GS.TSKD Trịnh Tam Kiệt, phòng Công nghệ và giống gốc nấm, Việm vi sinh vật và công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) trao đổi trên báo chí cho hay, thứ được gọi là "Hoa Ưu đàm" là sinh vật bậc thấp chưa có cấu trúc mô, có thể gọi tên là nấm nhầy.
Khi gặp điều kiện thích hợp, môi trường thuận lợi, khối nhầy sẽ tạo ra các thể sinh sản mang bào tử, phát triển. GS Kiệt cho biết, qua quan sát trên kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần với mẫu hoa Ưu Đàm mà ông có được thì đây là một thể nhầy trong suốt vắt ngang chiếc lá. Thân của thể nhầy này mới phát triển, chưa có hoa và cũng trong suốt như pha lê…
Trong khi đó, theo truyền thuyết nhà Phật, hoa có tên là Udumbara hay còn gọi là Ưu Đàm bà la, gọi tắt là Ưu Đàm (hoa Ưu Đàm). Tương truyền loài hoa linh thiêng của nhà Phật này "3.000 năm mới nở một lần". Hoa Ưu Đàm còn có nghĩa là “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ trời”
Theo nguồn : tin nhanh
Post a Comment