Vào tháng 7/2015, tạp chí quân sự Kanwa đã đưa tin Trung Quốc hoàn thành xây dựng căn cứ tàu sân bay thứ hai của nước này. Căn cứ tàu sân bay đầu tiên được đặt tại Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, còn căn cứ mới, lớn hơn căn cứ đầu tiên, được cho là có trụ sở tại Thành phố Tam Á, đảo Hải Nam ngoài khơi bờ biển phía nam của Trung Quốc.
Theo chi tiết của bài báo, căn cứ tàu sân bay mới có một bến tàu lớn để hai tàu sân bay neo đậu cùng một lúc. Trung Quốc hiện đang chỉ có một tàu sân bay hoạt động. Đó là tàu sân bay Liêu Ninh, một tàu sân bay cũ mua từ Ukraine và đã được sửa đổi để sử dụng cho mục đích huấn luyện.
Trong tháng 3, sau nhiều lời đồn đoán, báo chí Trung Quốc dẫn lời một sĩ quan hải quân khẳng định Trung Quốc đang chế tạo một tàu sân bay thứ hai. Dự kiến, tàu sân bay mới này sẽ hoạt động chủ yếu tại đảo Hải Nam.
Với chiều dài 700 m và rộng 120m, căn cứ tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc sẽ là bến tàu sân bay dài nhất thế giới. Trang Want China Times cũng trích dẫn bài viết trên tạp chí Kanwa cho biết công việc xây dựng căn cứ tàu sân bay mới bắt đầu từ năm 2011 và sẽ hoàn thành vào năm 2015. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục mở rộng căn cứ này.
Căn cứ tàu sân bay mới nằm gần căn cứ tàu ngầm hạt nhân Yulin của Trung Quốc. “Nếu hai căn cứ này cùng hoạt động, chúng sẽ tạo thành căn cứ đa chức năng lớn nhất của Hải quân Trung Quốc”, Want China Times nhận định.
Trong cuộc họp báo hàng tháng vào ngày 30/7, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun đã không khẳng định hay phủ nhận các báo cáo về một căn cứ ở Hải Nam. Thay vào đó, ông Yujun đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về các tính năng cần thiết của một căn cứ tàu sân bay.
Tuy nhiên, tờ People’s Daily, một tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã hợp thức hóa những đồn đoán trong ngày hôm qua (4/8) bằng cách đăng một bài phân tích về căn cứ quân sự mới. Bài viết trích dẫn thông tin từ tạp chí Kanwa với các chi tiết cụ thể về căn cứ. Quan trọng hơn, trong bài phân tích, chuyên gia Ma Yao đến từ tại Viện nghiên cứu quốc tế Đại học Thượng Hải đã giải thích lý do tại sao Trung Quốc xây dựng một căn cứ tàu sân bay tại đảo Hải Nam.
Hải Nam có vị trí chiến lược, là địa điểm lý thưởng để xây dựng một căn cứ hải quân do rất gần "ba eo biển chiến lược quan trọng: Eo biển Malacca, eo biển Lombok và eo biển Sunda". Trong một tài liệu vê quân đội Trung Quốc, ông Ma cho rằng nếu Nhật Bản và Mỹ phong tỏa "chuỗi đảo thứ nhất" (kéo dài từ Okinawa Đài Loan), các tàu của Trung Quốc vẫn có thể đến được Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương thông qua Biển Đông.
Do đó, gìn giữ chủ quyền tại Bien Dong sẽ cho phép Trung Quốc dảm bảo các kênh vận chuyển các hàng hóa nhập khẩu. Ông Ma cho biết Trung quốc có thể tập trung lực lượng hải quân tại một căn cứ ở Hải Nam. Đây là một nơi có vị trí chiến lược quan trọng và quân đội Mỹ hoạt động tương đối "yếu" ở khu vực này.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. |
Theo chi tiết của bài báo, căn cứ tàu sân bay mới có một bến tàu lớn để hai tàu sân bay neo đậu cùng một lúc. Trung Quốc hiện đang chỉ có một tàu sân bay hoạt động. Đó là tàu sân bay Liêu Ninh, một tàu sân bay cũ mua từ Ukraine và đã được sửa đổi để sử dụng cho mục đích huấn luyện.
Trong tháng 3, sau nhiều lời đồn đoán, báo chí Trung Quốc dẫn lời một sĩ quan hải quân khẳng định Trung Quốc đang chế tạo một tàu sân bay thứ hai. Dự kiến, tàu sân bay mới này sẽ hoạt động chủ yếu tại đảo Hải Nam.
Với chiều dài 700 m và rộng 120m, căn cứ tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc sẽ là bến tàu sân bay dài nhất thế giới. Trang Want China Times cũng trích dẫn bài viết trên tạp chí Kanwa cho biết công việc xây dựng căn cứ tàu sân bay mới bắt đầu từ năm 2011 và sẽ hoàn thành vào năm 2015. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục mở rộng căn cứ này.
Căn cứ tàu sân bay mới nằm gần căn cứ tàu ngầm hạt nhân Yulin của Trung Quốc. “Nếu hai căn cứ này cùng hoạt động, chúng sẽ tạo thành căn cứ đa chức năng lớn nhất của Hải quân Trung Quốc”, Want China Times nhận định.
Trong cuộc họp báo hàng tháng vào ngày 30/7, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun đã không khẳng định hay phủ nhận các báo cáo về một căn cứ ở Hải Nam. Thay vào đó, ông Yujun đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về các tính năng cần thiết của một căn cứ tàu sân bay.
Tuy nhiên, tờ People’s Daily, một tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã hợp thức hóa những đồn đoán trong ngày hôm qua (4/8) bằng cách đăng một bài phân tích về căn cứ quân sự mới. Bài viết trích dẫn thông tin từ tạp chí Kanwa với các chi tiết cụ thể về căn cứ. Quan trọng hơn, trong bài phân tích, chuyên gia Ma Yao đến từ tại Viện nghiên cứu quốc tế Đại học Thượng Hải đã giải thích lý do tại sao Trung Quốc xây dựng một căn cứ tàu sân bay tại đảo Hải Nam.
Hải Nam có vị trí chiến lược, là địa điểm lý thưởng để xây dựng một căn cứ hải quân do rất gần "ba eo biển chiến lược quan trọng: Eo biển Malacca, eo biển Lombok và eo biển Sunda". Trong một tài liệu vê quân đội Trung Quốc, ông Ma cho rằng nếu Nhật Bản và Mỹ phong tỏa "chuỗi đảo thứ nhất" (kéo dài từ Okinawa Đài Loan), các tàu của Trung Quốc vẫn có thể đến được Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương thông qua Biển Đông.
Do đó, gìn giữ chủ quyền tại Bien Dong sẽ cho phép Trung Quốc dảm bảo các kênh vận chuyển các hàng hóa nhập khẩu. Ông Ma cho biết Trung quốc có thể tập trung lực lượng hải quân tại một căn cứ ở Hải Nam. Đây là một nơi có vị trí chiến lược quan trọng và quân đội Mỹ hoạt động tương đối "yếu" ở khu vực này.
Theo : tin trong ngay
Post a Comment