Như tin đã đưa, đại diện của quân đội Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi quân đội Brazil trợ giúp huấn luyện chiến đấu trong rừng rậm.
Defense News dẫn lời Đại tá Alcimar Marques de Araujo Martins từ Trung tâm đào tạo cho các hoạt động chiến đấu trong rừng rậm (CIGS) của Brazil cho biết, gần đây Trung Quốc đã lên kế hoạch gửi một nhóm sĩ quan và hạ sĩ quan đến CIGS tham gia huấn luyện.
Trong khi đó, theo tạp chí quốc phòng Janes’s Defence Weekly, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) cảm thấy cần phải tăng cường khả năng tác chiến du kích vì nước này có đường biên giới dài, được bao phủ bởi rừng rậm với nhiều nước láng giềng như Ấn Độ, Myanmar... Đây được cho là điểm yếu chết người của Bắc Kinh, bởi đa số binh sĩ trong quân đội nước này là những"hoàng tử bé" thiếu kinh nghiệm tác chiến, kỹ năng chiến đấu và sinh tồn yếu kém.
Binh sĩ Trung Quốc tập luyện cho chiến tranh du kích.
Janes’s Defence Weekly trích lời Đại tá Alcimar Marques de Araujo Martins cho biết: “Họ đã yêu cầu chúng tôi cử người sang huấn luyện phát triển chương trình chiến tranh du kích ở Trung Quốc”.
Tuy nhiên, quan chức quân sự này không nói rõ là Bắc Kinh đã yêu cầu bao nhiêu người cố vấn và khi nào thì chương trình sẽ bắt đầu.
Vừa kỷ niệm 50 năm thành lập trong năm nay, CIGS đã đào tạo khoảng 6.000 sĩ quan trong nhiều năm qua, với gần 500 trong số này là người nước ngoài. Phần đông học viên nước ngoài đến từ các quốc gia châu Mỹ Latin lân cận, nhưng cũng có khoảng 27 học viên Mỹ và hơn 100 học viên từ châu Âu, đặc biệt là Pháp. Cho đến nay, CIGS chỉ mới nhận duy nhất 1 học viên châu Á.
Thời gian qua, các vấn đề về lãnh thổ và chủ quyền đã trở thành chủ đề "nóng bỏng" tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chủ yếu do các hành động bành trường của Trung Quốc. Đáp lại, nhiều quốc gia đã tăng cường mua sắm vũ khí và tiến hành các cuộc tập trận.
Các chuyên gia quốc tế cũng đề cao sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Việt Nam trong việc gìn giữ và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trước đó, tờ báo Nga Kommersant từng nhận định rằng: “Quân đội Việt Nam đang chuẩn bị các lực lượng đặc biệt để có thể đáp trả đích đáng mọi hành động xâm lấn"
Defense News dẫn lời Đại tá Alcimar Marques de Araujo Martins từ Trung tâm đào tạo cho các hoạt động chiến đấu trong rừng rậm (CIGS) của Brazil cho biết, gần đây Trung Quốc đã lên kế hoạch gửi một nhóm sĩ quan và hạ sĩ quan đến CIGS tham gia huấn luyện.
Trong khi đó, theo tạp chí quốc phòng Janes’s Defence Weekly, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) cảm thấy cần phải tăng cường khả năng tác chiến du kích vì nước này có đường biên giới dài, được bao phủ bởi rừng rậm với nhiều nước láng giềng như Ấn Độ, Myanmar... Đây được cho là điểm yếu chết người của Bắc Kinh, bởi đa số binh sĩ trong quân đội nước này là những"hoàng tử bé" thiếu kinh nghiệm tác chiến, kỹ năng chiến đấu và sinh tồn yếu kém.
Binh sĩ Trung Quốc tập luyện cho chiến tranh du kích.
Janes’s Defence Weekly trích lời Đại tá Alcimar Marques de Araujo Martins cho biết: “Họ đã yêu cầu chúng tôi cử người sang huấn luyện phát triển chương trình chiến tranh du kích ở Trung Quốc”.
Tuy nhiên, quan chức quân sự này không nói rõ là Bắc Kinh đã yêu cầu bao nhiêu người cố vấn và khi nào thì chương trình sẽ bắt đầu.
Vừa kỷ niệm 50 năm thành lập trong năm nay, CIGS đã đào tạo khoảng 6.000 sĩ quan trong nhiều năm qua, với gần 500 trong số này là người nước ngoài. Phần đông học viên nước ngoài đến từ các quốc gia châu Mỹ Latin lân cận, nhưng cũng có khoảng 27 học viên Mỹ và hơn 100 học viên từ châu Âu, đặc biệt là Pháp. Cho đến nay, CIGS chỉ mới nhận duy nhất 1 học viên châu Á.
Thời gian qua, các vấn đề về lãnh thổ và chủ quyền đã trở thành chủ đề "nóng bỏng" tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chủ yếu do các hành động bành trường của Trung Quốc. Đáp lại, nhiều quốc gia đã tăng cường mua sắm vũ khí và tiến hành các cuộc tập trận.
Các chuyên gia quốc tế cũng đề cao sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Việt Nam trong việc gìn giữ và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trước đó, tờ báo Nga Kommersant từng nhận định rằng: “Quân đội Việt Nam đang chuẩn bị các lực lượng đặc biệt để có thể đáp trả đích đáng mọi hành động xâm lấn"
theo : tin trong ngay
Post a Comment