Chiều mưa ảm đạm, tôi có mặt tại Cục Cảnh sát hình sự (CSHS) – Bộ Công an sau khi nhận được tin báo về một vụ giải cứu em gái 18 tuổi bị bán sang Trung Quốc làm vợ. Nỗi xót xa càng trào lên khi tôi gặp em, một em gái trắng trẻo, xinh xắn, ngoan ngoãn, lễ phép chào hỏi tôi. Giờ đây, đã được những cán bộ, chiến sĩ Cục CSHS giải cứu, nhưng Lan (tên nạn nhân đã được thay đổi) vẫn chưa hết bàng hoàng…
Lan mới 18 tuổi, nhưng đã sớm va vấp với cuộc đời từ những năm lên 14. Do hoàn cảnh khó khăn, học đến lớp 9 thì Lan nghỉ, bươn chải vào TP.HCM kiếm sống, mưu sinh từ những việc bưng bê ở quán ăn đến phục vụ ở quán cà phê. Được chủ nuôi ăn ngủ, mỗi tháng em cũng tích cóp được 2,5 triệu đồng gửi về cho mẹ ở quê nhà Phú Yên. Cách đây nửa năm, Lan quen một phụ nữ tên T, cùng làm ở một quán cà phê đèn mờ, làm một thời gian thì cả hai cùng nghỉ. Lan xin vào một công ty đóng giày ở Bình Dương, còn T đi đâu không rõ.
Cán bộ, chiến sĩ Cục CSHS họp bàn phương án giải cứu các nạn nhân.
Bẵng đi một thời gian, đến tháng 4.2015, Lan lên mạng xã hội Facebook nói chuyện với T, T khoe hiện đang ở Trung Quốc, làm ăn rất tốt, lương 8 triệu đồng/tháng mà nhàn hạ, đồng thời rủ Lan cùng sang làm. Khi Lan thắc mắc về hồ sơ thủ tục xin việc làm, không biết sang bằng cách nào, không đủ tiền… thì T khẳng định không cần hồ sơ, đồng thời cam kết sẽ lo mọi thủ tục từ A đến Z. Rồi T gửi tiền cho Lan làm “lộ phí”, hướng dẫn Lan đón xe từ Phú Yên ra Hà Nội, lên Móng Cái (Quảng Ninh). Tại đây có người chờ sẵn đưa Lan sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, vào sâu tỉnh Quảng Đông.
Thế nhưng ở trong nhà trọ của T được một tuần Lan vẫn không thấy bạn nói gì đến công việc, không gian và cuộc sống lạ lẫm, chủ yếu ở trong nhà cả ngày khiến Lan mệt mỏi. Chưa kể đứa bạn luôn có người yêu kè kè, suốt ngày chơi bời, “đập đá” thâu đêm suốt sáng. Chịu không nổi, Lan đòi về. Lúc này người bạn tốt mới “lột mặt nạ”, lạnh lùng tuyên bố với Lan không có tiền đưa về, nếu muốn về thì phải đi làm vợ người ta, tích cóp tiền mới trốn về được. Cực chẳng đã, Lan đành chịu làm vợ một người Trung Quốc với giá 9 vạn NDT (tương đương 320 triệu đồng).
Lan kể, người chồng đầu tiên chân bị liệt, phải ngồi trên xe lăn. Không biết tiếng nên em hầu như không giao tiếp với ai, nhưng bị nhà chồng giam lỏng trong phòng, theo dõi chặt 24/24h. “Cả ngày em chỉ đi lại trong phòng ngủ, đến bữa họ đưa thức ăn thì ăn, không nói không cười như người câm điếc. Buồn quá và nhớ nhà nhớ mẹ, em cũng chỉ khóc thầm chứ không biết giãi bày cùng ai…” – Lan tâm sự.
Nhà chồng nghèo, làm nông nên cũng không có điều kiện, suốt từ khi về làm dâu, em mặc đúng mỗi bộ quần áo mang theo trên người. Trong một lần được người nhà chồng đưa đi chợ chọn quần áo, em lừa lúc không ai để ý để chạy trốn, nhưng bị bắt lại và bị đánh. Lần thứ hai lợi dụng nhà chồng đi vắng Lan trèo cửa sổ chạy thoát. Nhà chồng ở vùng nông thôn vắng vẻ nên em chạy mãi mới ra được đường lớn, được một người đàn ông tốt bụng cho đi nhờ xe… Thế nhưng khi quay trở về nhà T – mối liên lạc thân quen duy nhất nơi xứ người xa lạ thì T lại rắp tâm bán em cho người đàn ông thứ hai.
Ông chồng thứ hai kiểm soát em chặt chẽ, gắt gao hơn, đến đi vệ sinh cũng theo sát từng bước… Do ương bướng không nghe lời, Lan bị trả lại ổ nhóm của T. Tiếp tục lấy lý do chưa có tiền đưa về, Lan bị T bán cho người đàn ông thứ ba, trong vòng chưa đầy 3 tháng. Người chồng này nhà xa xôi, ở vùng rừng núi sâu, đi rất lâu mới tới. Lan nói, nếu không phải vì em cố tỏ ra ngoan ngoãn, lấy được niềm tin của nhà chồng thì chắc là sẽ “chôn xác ở đấy suốt đời”. Do được nhà chồng tin tưởng, trong lúc cả nhà đi vắng Lan đã trốn thoát. Nhưng thoát ra khỏi nhà chồng rồi thì sẽ biết đi đâu, làm gì, làm thế nào trở về Việt Nam khi trong tay không một xu dính túi, không biết tiếng. Em cũng không đủ niềm tin nữa khi quanh mình toàn những người xa lạ, xấu xa, cạm bẫy giăng mắc khắp nơi. Lan cảm thấy mờ mịt, mất phương hướng…
Quá trình tiếp nhận đơn trình báo của bà C.T.L (mẹ nạn nhân Lan), Công an tỉnh Phú Yên đã gửi điện đề nghị Cục CSHS – Bộ Công an phối hợp, hỗ trợ xác minh đưa cháu Lan từ Trung Quốc về Việt Nam. Cục CSHS đã chỉ đạo Phòng 6 khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam và Trung Quốc tiến hành xác minh, giải cứu nạn nhân.
Khi trốn khỏi nhà người chồng thứ 3, Lan may mắn gặp được những người tốt bụng ở Trung Quốc, nên đã tìm cách liên lạc về với mẹ qua mạng xã hội Zalo.
“Việc đầu tiên mà chúng tôi tiến hành là yêu cầu được nghe trực tiếp giọng nói của em, sau đó trước mắt hướng dẫn em và người cung cấp thông tin tìm cách tự bảo vệ mình…” – thượng tá Đinh Văn Trình (Đội trưởng Đội 2, Phòng 6 Cục CSHS) lý giải, bởi lẽ khi các em tìm cách bỏ trốn thì bên ngoài đang có bao nguy hiểm rình rập. Bọn buôn người truy bắt, nhà chồng truy đuổi, nếu không biết tự bảo vệ thì nguy cơ bị bắt lại, đánh đập là rõ ràng.
Cùng với việc cung cấp địa chỉ, thông tin nơi ở bên Trung Quốc, các cán bộ Phòng 6 cũng hướng dẫn các em cách giữ liên lạc. Bước tiếp theo là trao đổi với công an Trung Quốc bằng văn bản, đề nghị họ phối hợp xác minh, giải cứu.
Như trường hợp của Lan, lực lượng công an đã phối hợp với tổ chức “Rồng xanh” hướng dẫn em tìm gặp những người tốt, để nhờ họ liên lạc, giúp đỡ. Sau hơn một tuần tác nghiệp, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, kết hợp các nguồn thông tin, đến ngày 26.7 Cục CSHS đã giải cứu thành công, đưa nạn nhân Lan trở về Việt Nam an toàn, kết thúc chuỗi ngày cay đắng làm dâu những người đàn ông xứ người…
Lan không phải là nạn nhân duy nhất được giải cứu nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa công an địa phương, Cục CSHS và các tổ chức quốc tế. Tính từ đầu năm 2015 đến nay, Phòng 6 Cục CSHS đã tổ chức giải cứu 16 nạn nhân, đặc biệt trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trong toàn quốc, đơn vị đã giải cứu 6 nạn nhân, xác lập đấu tranh bóc gỡ 3 chuyên án.
Tâm sự về những khó khăn trong hành trình giải cứu các nạn nhân, thượng tá Đinh Văn Trình cho biết: “Khó khăn đầu tiên là bất đồng ngôn ngữ, nhiều phụ nữ, trẻ em bị lừa bán là người dân tộc, tiếng Kinh không sõi, tiếng Trung Quốc thì không biết, có trường hợp còn không biết chữ, nên việc các em thông tin về tên tuổi, địa chỉ ở Việt Nam rất khó khăn, việc các em mô tả, thông báo vị trí của mình ở Trung Quốc cũng không chính xác…”.
Bởi thế, thông thường phải nhờ những người Việt Nam tốt bụng ở Trung Quốc đến gặp các em lấy thông tin, gửi về cho cơ quan điều tra để độ chính xác cao hơn. Khó khăn thứ hai là vấn đề giữ liên lạc, bản thân các em sau khi báo được mình bị lừa bán thì bị nhà chồng quản chặt, mất liên lạc. Những em bị bán làm gái mại dzâm chỉ tranh thủ mượn điện thoại của khách nhắn tin, sau đó khách đi thì bị mất liên lạc, gây khó khăn trong việc liên lạc với các em cũng như phối hợp với cơ quan chức năng nước ngoài giải cứu. Một vấn đề nữa là khi các cán bộ tiếp nhận thông tin nóng muốn giải cứu thì cần thời gian nhanh chóng…
“Trước tình hình phức tạp của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, đặc biệt một số địa bàn trọng điểm như Hà Giang, Nghệ An, Điện Biên, chúng tôi đã phối hợp với công an các địa phương mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức pháp luật, nghiệp vụ xử lý thông tin và pháp luật về phòng chống mua bán người cho những cán bộ công an trực tiếp làm trong lĩnh vực mua bán người, trưởng công an xã các huyện trọng điểm về mua bán người. Giảng viên chính là cán bộ của Phòng 6 Cục CSHS, phối hợp với phòng CSHS công an các địa phương. Qua các vụ việc xảy ra, chúng tôi thận thấy, điều quan trọng là người dân phải nâng cao tinh thần cảnh giác; đối với chính quyền cơ sở và lực lượng công an cần phải có giác quan nghiệp vụ, nhạy bén trong nắm bắt tình hình, nhất là khi phát hiện người lạ đến rủ rê người dân đi làm ăn cần phải nhanh chóng xác minh, tìm hiểu…”.
Đại tá Trần Mười, Trưởng phòng 6, Cục CSHS
Lan mới 18 tuổi, nhưng đã sớm va vấp với cuộc đời từ những năm lên 14. Do hoàn cảnh khó khăn, học đến lớp 9 thì Lan nghỉ, bươn chải vào TP.HCM kiếm sống, mưu sinh từ những việc bưng bê ở quán ăn đến phục vụ ở quán cà phê. Được chủ nuôi ăn ngủ, mỗi tháng em cũng tích cóp được 2,5 triệu đồng gửi về cho mẹ ở quê nhà Phú Yên. Cách đây nửa năm, Lan quen một phụ nữ tên T, cùng làm ở một quán cà phê đèn mờ, làm một thời gian thì cả hai cùng nghỉ. Lan xin vào một công ty đóng giày ở Bình Dương, còn T đi đâu không rõ.
Cán bộ, chiến sĩ Cục CSHS họp bàn phương án giải cứu các nạn nhân.
Bẵng đi một thời gian, đến tháng 4.2015, Lan lên mạng xã hội Facebook nói chuyện với T, T khoe hiện đang ở Trung Quốc, làm ăn rất tốt, lương 8 triệu đồng/tháng mà nhàn hạ, đồng thời rủ Lan cùng sang làm. Khi Lan thắc mắc về hồ sơ thủ tục xin việc làm, không biết sang bằng cách nào, không đủ tiền… thì T khẳng định không cần hồ sơ, đồng thời cam kết sẽ lo mọi thủ tục từ A đến Z. Rồi T gửi tiền cho Lan làm “lộ phí”, hướng dẫn Lan đón xe từ Phú Yên ra Hà Nội, lên Móng Cái (Quảng Ninh). Tại đây có người chờ sẵn đưa Lan sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, vào sâu tỉnh Quảng Đông.
Thế nhưng ở trong nhà trọ của T được một tuần Lan vẫn không thấy bạn nói gì đến công việc, không gian và cuộc sống lạ lẫm, chủ yếu ở trong nhà cả ngày khiến Lan mệt mỏi. Chưa kể đứa bạn luôn có người yêu kè kè, suốt ngày chơi bời, “đập đá” thâu đêm suốt sáng. Chịu không nổi, Lan đòi về. Lúc này người bạn tốt mới “lột mặt nạ”, lạnh lùng tuyên bố với Lan không có tiền đưa về, nếu muốn về thì phải đi làm vợ người ta, tích cóp tiền mới trốn về được. Cực chẳng đã, Lan đành chịu làm vợ một người Trung Quốc với giá 9 vạn NDT (tương đương 320 triệu đồng).
Lan kể, người chồng đầu tiên chân bị liệt, phải ngồi trên xe lăn. Không biết tiếng nên em hầu như không giao tiếp với ai, nhưng bị nhà chồng giam lỏng trong phòng, theo dõi chặt 24/24h. “Cả ngày em chỉ đi lại trong phòng ngủ, đến bữa họ đưa thức ăn thì ăn, không nói không cười như người câm điếc. Buồn quá và nhớ nhà nhớ mẹ, em cũng chỉ khóc thầm chứ không biết giãi bày cùng ai…” – Lan tâm sự.
Nhà chồng nghèo, làm nông nên cũng không có điều kiện, suốt từ khi về làm dâu, em mặc đúng mỗi bộ quần áo mang theo trên người. Trong một lần được người nhà chồng đưa đi chợ chọn quần áo, em lừa lúc không ai để ý để chạy trốn, nhưng bị bắt lại và bị đánh. Lần thứ hai lợi dụng nhà chồng đi vắng Lan trèo cửa sổ chạy thoát. Nhà chồng ở vùng nông thôn vắng vẻ nên em chạy mãi mới ra được đường lớn, được một người đàn ông tốt bụng cho đi nhờ xe… Thế nhưng khi quay trở về nhà T – mối liên lạc thân quen duy nhất nơi xứ người xa lạ thì T lại rắp tâm bán em cho người đàn ông thứ hai.
Ông chồng thứ hai kiểm soát em chặt chẽ, gắt gao hơn, đến đi vệ sinh cũng theo sát từng bước… Do ương bướng không nghe lời, Lan bị trả lại ổ nhóm của T. Tiếp tục lấy lý do chưa có tiền đưa về, Lan bị T bán cho người đàn ông thứ ba, trong vòng chưa đầy 3 tháng. Người chồng này nhà xa xôi, ở vùng rừng núi sâu, đi rất lâu mới tới. Lan nói, nếu không phải vì em cố tỏ ra ngoan ngoãn, lấy được niềm tin của nhà chồng thì chắc là sẽ “chôn xác ở đấy suốt đời”. Do được nhà chồng tin tưởng, trong lúc cả nhà đi vắng Lan đã trốn thoát. Nhưng thoát ra khỏi nhà chồng rồi thì sẽ biết đi đâu, làm gì, làm thế nào trở về Việt Nam khi trong tay không một xu dính túi, không biết tiếng. Em cũng không đủ niềm tin nữa khi quanh mình toàn những người xa lạ, xấu xa, cạm bẫy giăng mắc khắp nơi. Lan cảm thấy mờ mịt, mất phương hướng…
Quá trình tiếp nhận đơn trình báo của bà C.T.L (mẹ nạn nhân Lan), Công an tỉnh Phú Yên đã gửi điện đề nghị Cục CSHS – Bộ Công an phối hợp, hỗ trợ xác minh đưa cháu Lan từ Trung Quốc về Việt Nam. Cục CSHS đã chỉ đạo Phòng 6 khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam và Trung Quốc tiến hành xác minh, giải cứu nạn nhân.
Khi trốn khỏi nhà người chồng thứ 3, Lan may mắn gặp được những người tốt bụng ở Trung Quốc, nên đã tìm cách liên lạc về với mẹ qua mạng xã hội Zalo.
“Việc đầu tiên mà chúng tôi tiến hành là yêu cầu được nghe trực tiếp giọng nói của em, sau đó trước mắt hướng dẫn em và người cung cấp thông tin tìm cách tự bảo vệ mình…” – thượng tá Đinh Văn Trình (Đội trưởng Đội 2, Phòng 6 Cục CSHS) lý giải, bởi lẽ khi các em tìm cách bỏ trốn thì bên ngoài đang có bao nguy hiểm rình rập. Bọn buôn người truy bắt, nhà chồng truy đuổi, nếu không biết tự bảo vệ thì nguy cơ bị bắt lại, đánh đập là rõ ràng.
Cùng với việc cung cấp địa chỉ, thông tin nơi ở bên Trung Quốc, các cán bộ Phòng 6 cũng hướng dẫn các em cách giữ liên lạc. Bước tiếp theo là trao đổi với công an Trung Quốc bằng văn bản, đề nghị họ phối hợp xác minh, giải cứu.
Như trường hợp của Lan, lực lượng công an đã phối hợp với tổ chức “Rồng xanh” hướng dẫn em tìm gặp những người tốt, để nhờ họ liên lạc, giúp đỡ. Sau hơn một tuần tác nghiệp, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, kết hợp các nguồn thông tin, đến ngày 26.7 Cục CSHS đã giải cứu thành công, đưa nạn nhân Lan trở về Việt Nam an toàn, kết thúc chuỗi ngày cay đắng làm dâu những người đàn ông xứ người…
Lan không phải là nạn nhân duy nhất được giải cứu nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa công an địa phương, Cục CSHS và các tổ chức quốc tế. Tính từ đầu năm 2015 đến nay, Phòng 6 Cục CSHS đã tổ chức giải cứu 16 nạn nhân, đặc biệt trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trong toàn quốc, đơn vị đã giải cứu 6 nạn nhân, xác lập đấu tranh bóc gỡ 3 chuyên án.
Tâm sự về những khó khăn trong hành trình giải cứu các nạn nhân, thượng tá Đinh Văn Trình cho biết: “Khó khăn đầu tiên là bất đồng ngôn ngữ, nhiều phụ nữ, trẻ em bị lừa bán là người dân tộc, tiếng Kinh không sõi, tiếng Trung Quốc thì không biết, có trường hợp còn không biết chữ, nên việc các em thông tin về tên tuổi, địa chỉ ở Việt Nam rất khó khăn, việc các em mô tả, thông báo vị trí của mình ở Trung Quốc cũng không chính xác…”.
Bởi thế, thông thường phải nhờ những người Việt Nam tốt bụng ở Trung Quốc đến gặp các em lấy thông tin, gửi về cho cơ quan điều tra để độ chính xác cao hơn. Khó khăn thứ hai là vấn đề giữ liên lạc, bản thân các em sau khi báo được mình bị lừa bán thì bị nhà chồng quản chặt, mất liên lạc. Những em bị bán làm gái mại dzâm chỉ tranh thủ mượn điện thoại của khách nhắn tin, sau đó khách đi thì bị mất liên lạc, gây khó khăn trong việc liên lạc với các em cũng như phối hợp với cơ quan chức năng nước ngoài giải cứu. Một vấn đề nữa là khi các cán bộ tiếp nhận thông tin nóng muốn giải cứu thì cần thời gian nhanh chóng…
“Trước tình hình phức tạp của tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, đặc biệt một số địa bàn trọng điểm như Hà Giang, Nghệ An, Điện Biên, chúng tôi đã phối hợp với công an các địa phương mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức pháp luật, nghiệp vụ xử lý thông tin và pháp luật về phòng chống mua bán người cho những cán bộ công an trực tiếp làm trong lĩnh vực mua bán người, trưởng công an xã các huyện trọng điểm về mua bán người. Giảng viên chính là cán bộ của Phòng 6 Cục CSHS, phối hợp với phòng CSHS công an các địa phương. Qua các vụ việc xảy ra, chúng tôi thận thấy, điều quan trọng là người dân phải nâng cao tinh thần cảnh giác; đối với chính quyền cơ sở và lực lượng công an cần phải có giác quan nghiệp vụ, nhạy bén trong nắm bắt tình hình, nhất là khi phát hiện người lạ đến rủ rê người dân đi làm ăn cần phải nhanh chóng xác minh, tìm hiểu…”.
Đại tá Trần Mười, Trưởng phòng 6, Cục CSHS
Post a Comment