Liên tiếp những trận mưa lớn trong thời gian gần đây đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản trên cả nước.
Liên tục mưa lũ, ngập lụt
Cuối tháng 7/2015, do tác động của rãnh áp thấp có trục đi qua Bắc Bộ nối với vùng xoáy thấp gần như nằm trọn trên Vịnh Bắc Bộ nên mưa chủ yếu trên biển và một phần đất liền giáp biển, trong đó Cẩm Phả và Hạ Long là 2 thành phố chịu tác động lớn nhất.
Trong 5 ngày từ 25 - 30/7/2015, những trận mưa lớn liên tục trút xuống Quảng Ninh gây lũ lụt nghiêm trọng tại khu vực. Theo đánh giá, đây là trận mưa lớn nhất trong vòng 55 năm qua, phá vỡ hàng loạt kỷ lục. Tại nhiều điểm, tổng lượng mưa lên tới trên 1500mm, gấp đôi lượng mưa trong trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nội.
Trận mưa lũ cuối tháng 7/2015 tại Quảng Ninh khiến ngành than thiệt hại lên tới 500 tỷ đồng
Đến tháng 9/2015, cơn bão số 3 đổ bộ và gây thiệt hại lớn cho các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Tối ngày 14/9/2015, bão số 3 đổ bộ vào đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành là một vùng áp thấp.
Hoàn lưu bão đã gây ra mưa lớn trên diện rộng tại khu vực Trang và Nam Bộ. Tại khu vực từ Quảng Bình đến Bình Định, Kon Tum – Gia Lai – có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được từ 200 đến 300mm. Khu vực Thanh Hóa – Hà Tĩnh có mưa to đến rất to khoảng 200-300mm, có nơi trên 300mm.
Tại Nam bộ, hoàn lưu bão khiến gió tây nam phát triển mạnh đã gây ra mưa lớn kéo dài suốt mấy ngày qua.
Thiệt hại nặng nề
Đợt mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh khiến ít nhất 23 người chết và mất tích, hơn 3.700 hộ dân, trường học, bệnh xá ngập lụt; hàng trăm ngôi nhà sập đổ; tài sản, hoa màu của người dân ở nhiều vùng mất trắng; hạ tầng kinh tế, giao thông hư hỏng nặng... ước thiệt hại lên tới 2.000 tỷ đồng, trong đó riêng ngành than thiệt hại hơn 500 tỉ đồng.
Liên tục mưa lũ, ngập lụt
Cuối tháng 7/2015, do tác động của rãnh áp thấp có trục đi qua Bắc Bộ nối với vùng xoáy thấp gần như nằm trọn trên Vịnh Bắc Bộ nên mưa chủ yếu trên biển và một phần đất liền giáp biển, trong đó Cẩm Phả và Hạ Long là 2 thành phố chịu tác động lớn nhất.
Trong 5 ngày từ 25 - 30/7/2015, những trận mưa lớn liên tục trút xuống Quảng Ninh gây lũ lụt nghiêm trọng tại khu vực. Theo đánh giá, đây là trận mưa lớn nhất trong vòng 55 năm qua, phá vỡ hàng loạt kỷ lục. Tại nhiều điểm, tổng lượng mưa lên tới trên 1500mm, gấp đôi lượng mưa trong trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nội.
Trận mưa lũ cuối tháng 7/2015 tại Quảng Ninh khiến ngành than thiệt hại lên tới 500 tỷ đồng
Đến tháng 9/2015, cơn bão số 3 đổ bộ và gây thiệt hại lớn cho các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Tối ngày 14/9/2015, bão số 3 đổ bộ vào đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành là một vùng áp thấp.
Hoàn lưu bão đã gây ra mưa lớn trên diện rộng tại khu vực Trang và Nam Bộ. Tại khu vực từ Quảng Bình đến Bình Định, Kon Tum – Gia Lai – có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được từ 200 đến 300mm. Khu vực Thanh Hóa – Hà Tĩnh có mưa to đến rất to khoảng 200-300mm, có nơi trên 300mm.
Tại Nam bộ, hoàn lưu bão khiến gió tây nam phát triển mạnh đã gây ra mưa lớn kéo dài suốt mấy ngày qua.
Thiệt hại nặng nề
Đợt mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh khiến ít nhất 23 người chết và mất tích, hơn 3.700 hộ dân, trường học, bệnh xá ngập lụt; hàng trăm ngôi nhà sập đổ; tài sản, hoa màu của người dân ở nhiều vùng mất trắng; hạ tầng kinh tế, giao thông hư hỏng nặng... ước thiệt hại lên tới 2.000 tỷ đồng, trong đó riêng ngành than thiệt hại hơn 500 tỉ đồng.
Quảng Ninh thiệt hại nặng nề sau trận mưa lũ lịch sử
Trong khi đó, tại Trung bộ, bão số 3 đổ bộ khiến 7 tàu cá bị đánh chìm, 12 ngư dân gặp nạn, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, nhiều cây cối bị đổ, gãy gây ảnh hướng tới việc lưu thông trên nhiều tuyến đường.
Tại TP.HCM, hoàn lưu bão gây mưa lớn khiến hàng loạt tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, Kinh Dương Vương, cầu vượt Hàng Xanh, Nguyễn Xí... chìm trong biển nước, giao thông ùn tắc nghiêm trọng.
Trong khi đó, tại Trung bộ, bão số 3 đổ bộ khiến 7 tàu cá bị đánh chìm, 12 ngư dân gặp nạn, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, nhiều cây cối bị đổ, gãy gây ảnh hướng tới việc lưu thông trên nhiều tuyến đường.
Tại TP.HCM, hoàn lưu bão gây mưa lớn khiến hàng loạt tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, Kinh Dương Vương, cầu vượt Hàng Xanh, Nguyễn Xí... chìm trong biển nước, giao thông ùn tắc nghiêm trọng.
Người dân khổ sở lội nước ngập dưới cơn mưa lớn trên đường Kinh Dương Vương, TP HCM vào tối 15/9
Trận mưa lớn và kéo dài tối 15/9 khiến nhiều tuyến đường ngập sâu từ 50 - 80cm, đỉnh điểm có nơi lên tới 1,2m. Trên các tuyến đường Kinh Dương Vương, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hàng Xanh, Mã lò... mưa lớn làm hàng nghìn xe chết máy, nhiều nhà dân ngập úng không kịp di dời tài sản. Hàng nghìn hộ dân căng mình chống chọi với nước vào nhà xuyên đêm.
Trận mưa lớn và kéo dài tối 15/9 khiến nhiều tuyến đường ngập sâu từ 50 - 80cm, đỉnh điểm có nơi lên tới 1,2m. Trên các tuyến đường Kinh Dương Vương, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hàng Xanh, Mã lò... mưa lớn làm hàng nghìn xe chết máy, nhiều nhà dân ngập úng không kịp di dời tài sản. Hàng nghìn hộ dân căng mình chống chọi với nước vào nhà xuyên đêm.
Post a Comment