Gần 25 năm trước, các nhà lập pháp Philippines đã thể rằng họ sẽ không bao giờ cho phép binh sĩ Mỹ trở lại Vịnh Subic. Tuy nhiên, lời thề này đang được xem xét lại.
Theo tin tuc quan su đăng trên tờ The New York Times hôm 19/9 cho hay, Subic từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ tại nước ngoài. Tuy nhiên đến năm 1992, với tuyên bố "phá vỡ xiềng xích của chế độ độc tài", các nhà lập pháp Philippines đã "trục xuất" quân đội Hoa Kỳ khỏi Subic và thề không bao giờ cho phép quân đội Mỹ quay trở lại.
Giờ đây, trước sự bành trướng mạnh mẽ của Trung Quốc, người Philippines buộc phải xem xét lại lời thề năm xưa. Dù nhiều lần tuyên bố rằng quân đội Philippines sẽ tự xây dựng và sử dụng lại Subic mà không cần sự hiện diện của Mỹ, song các quan chức nước này thừa hiểu rằng với "thế" và "lực" của Philippines, việc ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông gần như bất khả thi.
The New York Times cho rằng việc Manila thay đổi ý kiến là một dấu hiệu cho thấy bàn cờ Biển Đông đang có những sự thay đổi mang tính chiến lược. Các quốc gia trong khu vực buộc phải có những sự điều chỉnh phù hợp để chống lại những động thái bành trướng chủ quyền của Bắc Kinh, như cải tạo (trái phép) các bãi đá thành đảo nhân tạo và quân sự hoá các hòn đảo này.
Tuy nhiên, việc rút lại một lời thề là điều không dễ dàng, nhất là khi nó gợi lại cho người dân Philippines ký ức gần 50 năm làm thuộc địa (Philippines từng là thuộc địa của Mỹ từ năm 1898 tới năm 1946). Bên cạnh đó, nhiều người sợ rằng Philippines sẽ bị cuốn vào cuộc chiến giữa hai cường quốc Mỹ - Trung. Ông Rene Augusto V. Saguisag, một trong số các cựu thượng nghị sĩ đã biểu quyết trục xuất quân đội Mỹ vào năm 1991 tuyên bố: "Con kiến không nên can dự vào cuộc chiến của những con voi. Hoa Kỳ và Trung Quốc hãy để chúng tôi yên".
Năm ngoái, theo tin quan su viet nam chính quyền Philippines đã ký một thoả thuận 10 năm cho phép Mỹ đóng quân và lắp đặt các khí tài quân sự tại Philippines, dọn đường cho sự trở về của người Mỹ. Tuy nhiên thoả thuận đó đang gặp một trở ngại pháp lý, và buộc phải chờ Toà án Tối cao Philippines giải quyết.
Nếu được thi hành, thoả thuận này sẽ cho phép Mỹ quay lại căn cứ có tầm quan trọng chiến lược sát Biển Đông, đe dọa trực tiếp tới các đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Hiện tại, quân đội Mỹ hoạt động tại khu vực Biển Đông phải trở về các căn cứ ở Nhật Bản và đảo Guam của Mỹ, cách đó tới 1.500 hải lý để tiếp tế và bảo dưỡng. Nếu trở lại Subic, sức mạnh của Mỹ trên bàn cờ Biển Đông sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Nguồn: tintuc.vn
Post a Comment