Xem thêm "tin tức nội thất gia đình Đăng Khoa mart Sửa máy văn phòng Dự báo biển Đông sẽ là vùng biển nhiều tàu ngầm nhất. GuidePedia

0
100 tàu ngầm trên Biển Đông
Trả lời phỏng vấn tin nhanh tờ Today (Singapore) ngày 11/5, Chuẩn Đô đốc Lai Chung Han, cho biết hoạt động tuần tra chung sẽ góp phần giải quyết nạn cướp biển tại Eo biển Malacca. Đồng thời có thể mở rộng sang tuần tra chống cướp biển ở Biển Đông, tuy rằng hoạt động này sẽ rất phức tạp do vùng biển này đang nổi lên nhiều tranh chấp.
Chuẩn đô đốc Singapore cũng nhấn mạnh về những vấn đề nổi cộm của vùng biển này trong tương lai gần, khi cuộc chạy đua vũ trang ngày càng quyết liệt:
"Trong vòng 10 năm nữa, sẽ có hơn 100 tàu ngầm hoạt động tại Biển Đông. Đây là một vùng biển nhỏ nước nông, có chỗ chỉ sâu 50m, nếu không thiết lập quy định an toàn dưới nước thì tai nạn dễ xảy ra" - Ông Lai Chung Han cho biết.
3 nước ĐNA tuần tra chung, Biển Đông có 100 tàu ngầm
Tàu tuần tra trên eo biển Singapore tháng 6/2014
Chuẩn đô đốc Lai bày tỏ: "Singapore đã ký nhiều quy định về không gian dưới mặt nước, bao gồm các thỏa thuận song phương giữa chúng tôi và các nước láng giềng và các nước trong khu vực. Tuy nhiên các nước nên tham gia những thỏa thuận tương tự như Singapore để tránh những va chạm đáng tiếc."
Báo Nhật dự báo Biển Đông
Liên quan đến vấn đề tàu ngầm tại Biển Đông, tờ The Diplomat đầu tháng 5/2015 có bài phân tích. Trong tương lai gần, Biển Đông sẽ là nơi tập trung nhiều tàu ngầm và các thiết bị tác chiến chống ngầm nhất trên thế giới.
Sở dĩ có nhận định như vậy bởi sự kiện mang tính mấu chốt nhất ảnh hưởng đến ván bài ở châu Á - Thái Bình Dương là cuộc tranh chấp lãnh hải, trải dài từ biển Hoa Đông cho tới Biển Đông.
Hiểu một cách đơn giản, những vùng lãnh hải đang bị tranh chấp phần lớn đều dính líu đến Trung Quốc, như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, cho tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.
3 nước ĐNA tuần tra chung, Biển Đông có 100 tàu ngầm
Hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc
Các hòn đảo nằm trong diện tranh chấp này được xem như biên giới cho sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Nếu nắm được những hòn đảo này, Trung Quốc không chỉ mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực, mà quan trọng hơn hết, là việc có thể trực tiếp đe dọa đến các tuyến thương mại trên biển nhộn nhịp nhất thế giới đi qua eo biển Malacca vốn chi phối nền thương mại của tất cả các nước Đông Nam Á cũng như Đông Bắc Á.
Vì vậy, vấn đề các cường quốc trong khu vực và trên thế giới, như Ấn Độ và Mỹ, quan tâm đến tình hình ở châu Á Thái Bình Dương không chỉ đơn thuần là về vấn đề địa chính trị. Dĩ nhiên cả Mỹ lẫn Ấn Độ đều không thích thú gì với kịch bản Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng quan su của mình ra toàn khu vực, thậm chí là kiểm soát thương mại cả thế giới.
Nguồn: tintuc.vn

Post a Comment

 
Top