Xem thêm "tin tức nội thất gia đình Đăng Khoa mart Sửa máy văn phòng Chống rửa tiền phải bắt đầu từ quan chức trong nước GuidePedia

0
“Nếu chỉ kiểm soát hành vi rửa tiền của các cá nhân có ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài sẽ không thể ngăn ngừa, xử lý được hành vi rửa tiền của quan chức ở trong nước” - Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cảnh báo.

Nhiều nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự luật Phòng chống rửa tiền được UB Thường vụ Quốc hội đưa ra thảo luận chiều 14/12.

Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất tại phiên thảo luận là quy định về kiểm soát thông tin và giám sát khách hàng đối với cá nhân có ảnh hưởng chính trị mà dự luật chỉ “khoanh” ở đối tượng là người nước ngoài (Cá nhân có ảnh hưởng chính trị là cá nhân được giao giữ những chức vụ cao cấp trong bộ máy nhà nước của nước ngoài…). Qua tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở những ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Kinh tế tán thành với quy định của dự thảo luật.
(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, cơ quan thẩm tra đã không giải trình được rõ lý do vì sao chỉ quy định kiểm soát thông tin và giám sát khách hàng đối với cá nhân có ảnh hưởng chính trị là người nước ngoài. “Nếu đã quy định thì quy định luôn cả trong nước, áp dụng với cả đội ngũ cán bộ công chức có trọng trách ở trong nước mới hợp lý”, ông Lý đề xuất.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân khi điều hành phiên họp đã giải thích, cơ quan thẩm tra lý giải không quy định như vậy trong luật Phòng, chống rửa tiền vì đã có quy định liên quan ở luật Phòng, chống tham nhũng, luật Cán bộ công chức. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng nói thêm, cách hiểu của ông về quy định trên của dự luật xuất phát từ mục đích kiểm soát hành động rửa tiền của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài vào Việt Nam, còn nếu quan chức trong nước ra nước ngoài rửa tiền đã có luật pháp các nước quy định các biện pháp xử lý.

Dù vậy, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý vẫn bảo lưu đề xuất trên của mình vì cho rằng, trong luật Phòng, chống tham nhũng và luật CBCC không có điều khoản cụ thể nào xử lý hành vi rửa tiền. “Nếu chỉ quy định kiểm soát hành vi rửa tiền của các cá nhân có ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài trong luật thì không thể ngăn ngừa, xử lý được hành vi rửa tiền của quan chức ở trong nước”, ông Lý khẳng định.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng lên tiếng ủng hộ quan điểm của ông Lý, vì cho rằng, “đối tượng rửa tiền tại Việt Nam không chỉ người nước ngoài mà còn cả đối tượng trong nước”.

“Chốt” lại nội dung thảo luận, UB Thường vụ QH tán thành với đề xuất của cơ quan thẩm tra vẫn giữ nguyên quy định trên trong dự thảo luật trình ra QH tại kỳ họp tới.

P.Thảo

Post a Comment

 
Top