* Phóng viên: Quan điểm của ông ra sao về vụ việc Hạt Kiểm lâm thuộc Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An vừa bị phát hiện có dính líu đến xe gỗ lậu bị lật?
- Rõ ràng vụ việc này có sự tổ chức, thông đồng nên cần xử lý nghiêm tất cả những cán bộ sai phạm.
* Phải chăng là ngành chức năng và chính quyền địa phương đã mất kiểm soát đối với cán bộ kiểm lâm ở những cánh rừng vùng sâu, vùng xa?
- Kiểm lâm địa phương là do UBND tỉnh quản lý, còn Cục Kiểm lâm ở Trung ương thì chỉ quản lý Nhà nước về chính sách, chế độ. Tất nhiên, Cục Kiểm lâm cũng có quyền và trách nhiệm kiểm tra, giám sát kiểm lâm địa phương nhưng quả thực là không hết, không xuể.
* Tổng cục Lâm nghiệp và Bộ NN - PTNT đã nhận được báo cáo từ kiểm lâm Nghệ An chưa, thưa ông?
- Ngay hôm đầu tiên, chúng tôi đã nhận được báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Nghệ An với những sai phạm rõ ràng của những người liên quan trực tiếp.
* Bộ NN - PTNT cùng Tổng cục Lâm nghiệp đã có chỉ đạo xử lý cán bộ sai phạm cũng như trách nhiệm quản lý địa bàn của Chi cục Kiểm lâm Nghệ An?
- Bây giờ đã bắt giam thì sẽ xử lý hình sự chứ còn xử lý hành chính gì nữa. Nhưng hạt kiểm lâm thuộc Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống lại thuộc Sở NN - PTNT Nghệ An chứ không phải biên chế trực tiếp của Chi cục Kiểm lâm Nghệ An. Vì thế, về trách nhiệm cán bộ công chức và trách nhiệm cấp trên chính là Sở NN - PTNT Nghệ An.
* Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Cao Đức Phát đã có chỉ đạo gì về việc này, thưa ông?
- Bộ trưởng Cao Đức Phát rất bức xúc trước vụ việc vừa qua và yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm đề nghị của Bộ trưởng Bộ NN - PTNT về chấn chỉnh cán bộ kiểm lâm trên toàn quốc. Theo đó, tăng cường kiểm tra cán bộ kiểm lâm trong thi hành công vụ; xử lý nghiêm những trường hợp có dấu hiệu vi phạm. Nếu phát hiện vi phạm phải xử lý thật nghiêm; giảm việc kiểm soát trên đường và nếu không có căn cứ không được dừng phương tiện gây sách nhiễu…
Tại hội nghị ngày 13-12, Bộ NN-PTNT cho biết trong 5 năm qua, vẫn còn 31.698 ha rừng bị mất vì các nguyên nhân như chuyển đổi mục đích sử dụng (60,1%), khai thác trắng rừng trồng (32,7%), chặt phá trái phép (6,1%) và cháy rừng (1,1%). |
Post a Comment