Xe Air Blade bốc cháy trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân – Hà Nội) vào ngày 9-12
Sản xuất sai mẫu, sẽ bị thu hồi
Theo ông Giao, quy định hiện hành chỉ đăng kiểm nghiêm ngặt đối với các dòng xe nhập khẩu. Riêng các dòng xe máy sản xuất, lắp ráp trong nước, Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ giám sát doanh nghiệp thực hiện đúng theo mẫu xe và thiết kế kỹ thuật, kiểu dáng đã đăng ký trước đó. “Đối với một doanh nghiệp mới được cấp phép đăng ký sản xuất, lắp ráp xe máy, chúng tôi giám sát dây chuyền của họ có bảo đảm an toàn, đúng kỹ thuật đối với 500 xe máy đầu tiên. Sau đó, khi sản xuất thêm một dòng xe nào mới, họ phải gửi hồ sơ kỹ thuật và mẫu xe lắp ráp tới Cục Đăng kiểm Việt Nam. Sau khi thẩm định và thấy rằng mẫu xe được lắp ráp, sản xuất bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật…, chúng tôi sẽ cấp giấy phép” – ông Giao nói.
Ông Giao cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm lưu chiếc xe máy mẫu này và sản xuất hàng loạt theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật thể hiện trên chiếc xe mẫu đã được cấp phép. Nếu Cục Đăng kiểm Việt Nam phát hiện doanh nghiệp sản xuất và bán ra thị trường xe không đúng theo mẫu thì doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm như phải thu hồi hàng loạt...
Honda Việt Nam cần có động thái tích cực
Ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, cho biết hội đang theo dõi rất kỹ các vụ việc cháy, nổ xe máy gần đây. Theo ông Tuấn, Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm (biết trước hoặc không biết trước) bán ra thị trường đem lại thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người sử dụng. Nếu kết luận cuối cùng cho rằng những vụ cháy, nổ xe của Honda vừa qua có liên quan tới lỗi kỹ thuật thì họ phải có động thái tích cực theo đúng quy định. “Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam đã có văn bản yêu cầu Honda Việt Nam sớm vào cuộc với tinh thần thiện chí trong vụ việc này” – ông Tuấn nói.
Chưa thể kiểm định xe máy |
Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Đỗ Hữu Đức khẳng định việc đăng kiểm, giám sát quá trình sản xuất, lắp ráp xe máy trong nước được tiến hành rất chặt chẽ. Tuy nhiên, sau khi xe được bán cho người tiêu dùng lưu hành trên đường thì chất lượng, trang thiết bị kỹ thuật lại rất khó giám sát. Theo ông Đức, chưa nơi nào mở tiệm bảo dưỡng, sửa xe dễ như ở nước ta. Đa số thợ sửa xe được đào tạo qua loa, có khi chẳng cần qua trường lớp nào nên họ không hiểu việc đấu sai dây điện trên xe có thể gây chập, cháy. “Một số nước ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành kiểm định định kỳ đối với xe máy nhưng Việt Nam chưa làm được, dẫn đến việc nhiều xe đã cũ nhưng vẫn lưu thông trên đường” - ông Đức nói.
Post a Comment