Hôm nay nhà mình ăn gỏi cuốn. Nói gỏi cuốn thì ai cũng biết cuốn…bằng bánh tráng và cũng biết trong đó có thịt, có tôm… rồi ha !
Nhưng muốn gỏi cuốn ngon thì…phải biết làm tương ngon. Mình thường làm tương như vầy nè :
Cách làm tương gỏi cuốn (cho khoảng 180gr tương xay hay khoảng 150gr tương hột)
Tương chè đậu : gọi là tương chè đậu vì khi định làm món gỏi cuốn, hãy ghé hàng chè mua một bịch chè đậu trắng nước cốt dừa nhé. Về nhà sớt ra làm 2, « năn nỉ » con ăn dùm phân nữa , phân nữa còn lại xay nhuyễn cùng tương hột, bắt lên bếp, thêm nước, sau đó nêm nếm chút đường lại cho vừa ăn, cũng có thể quậy thêm chút bột năng, hay bột bắp nếu tương quá lỏng. <đợi sôi bắc xuống, để nguội, ăn rắc thêm đậu phộng và tương ớt
Nói vậy là vì hồi còn bên VN mình hay làm kiểu này ; đi chợ mua chè, rồi cho vào luôn, vừa ngon, vừa tiện vì chè có nếp và đậu khiến tương sệt , còn nước cốt dừa khiến tương béo ngậy. Còn không có chè thì bỏ vào nước cốt dừa cho béo, và quậy thêm chút bột năng cho nó sệt lại thôi
Tương bơ đậu phộng : có người thích ăn gỏi cuốn có bỏ bơ đậu phộng cho thơm và béo. Hiện nay bơ đậu phộng có bán đầy siêu thị nên mình khỏi phải nói thêm. Cách làm đơn giản : xay nhuyễn tương (nếu dùng tương hột), thêm vào tí nước, bỏ 2 muỗng café bơ đậu phộng, nêm nếm cho vừa miệng, quậy chút bột năng với nước trong chén rồi cho vào tương cho sền sệt. Để sôi, nhắc xuống
Tương xào : (mình thì hay ăn cách này vì …mình sợ péo… ) bỏ chút dầu vào nồi, bỏ vào chừng 1 muỗng café tỏi bằm nhuyễn, xào sơ cho tỏi dậy mùi thơm, bỏ tương xay nhuyễn vào, vặn lửa nhỏ, xào trong 30giây, cho nước vào, nêm cho vừa ăn, xong quậy chút bột năng với nước bỏ vào cho tương sệt, đợi tương sôi, nhắc xuống
Góp thêm 1 kiểu làm tương của H: 2 muỗng tương đen (hoisin sauce), 2 muỗng bơ đậu phộng (thích vị đậu phộng hơn thì cho nhiều hơn nhé), 1 muỗng rượu vang trắng, 4 muỗng nước sôi…. rồi các thành phần ớt & đậu phộng “chang chí” thì tùy thích
***Có người bỏ dấm gạo thêm vào tương nhưng mình ko bỏ, vì như vậy tương ko giữ được lâu. Vì khi mình làm có dư ra, bỏ vào hủ đậy kín nắp, bỏ vào tủ lạnh có thể để thêm vài tuần. Muốn ăn chua chua chút thì bỏ dấm vào ớt bằm, như vậy sự pha trộn vẫn hài hòa và tương vẫn giữ lâu
Theo cách bạn H thì rượu có tác dụng gần như dấm, nhưng với nhiệt độ cao, hơi rượu bay đi, tương sẽ giữ được lâu
Nhưng muốn gỏi cuốn ngon thì…phải biết làm tương ngon. Mình thường làm tương như vầy nè :
Cách làm tương gỏi cuốn (cho khoảng 180gr tương xay hay khoảng 150gr tương hột)
Tương chè đậu : gọi là tương chè đậu vì khi định làm món gỏi cuốn, hãy ghé hàng chè mua một bịch chè đậu trắng nước cốt dừa nhé. Về nhà sớt ra làm 2, « năn nỉ » con ăn dùm phân nữa , phân nữa còn lại xay nhuyễn cùng tương hột, bắt lên bếp, thêm nước, sau đó nêm nếm chút đường lại cho vừa ăn, cũng có thể quậy thêm chút bột năng, hay bột bắp nếu tương quá lỏng. <đợi sôi bắc xuống, để nguội, ăn rắc thêm đậu phộng và tương ớt
Nói vậy là vì hồi còn bên VN mình hay làm kiểu này ; đi chợ mua chè, rồi cho vào luôn, vừa ngon, vừa tiện vì chè có nếp và đậu khiến tương sệt , còn nước cốt dừa khiến tương béo ngậy. Còn không có chè thì bỏ vào nước cốt dừa cho béo, và quậy thêm chút bột năng cho nó sệt lại thôi
Tương bơ đậu phộng : có người thích ăn gỏi cuốn có bỏ bơ đậu phộng cho thơm và béo. Hiện nay bơ đậu phộng có bán đầy siêu thị nên mình khỏi phải nói thêm. Cách làm đơn giản : xay nhuyễn tương (nếu dùng tương hột), thêm vào tí nước, bỏ 2 muỗng café bơ đậu phộng, nêm nếm cho vừa miệng, quậy chút bột năng với nước trong chén rồi cho vào tương cho sền sệt. Để sôi, nhắc xuống
Tương xào : (mình thì hay ăn cách này vì …mình sợ péo… ) bỏ chút dầu vào nồi, bỏ vào chừng 1 muỗng café tỏi bằm nhuyễn, xào sơ cho tỏi dậy mùi thơm, bỏ tương xay nhuyễn vào, vặn lửa nhỏ, xào trong 30giây, cho nước vào, nêm cho vừa ăn, xong quậy chút bột năng với nước bỏ vào cho tương sệt, đợi tương sôi, nhắc xuống
Góp thêm 1 kiểu làm tương của H: 2 muỗng tương đen (hoisin sauce), 2 muỗng bơ đậu phộng (thích vị đậu phộng hơn thì cho nhiều hơn nhé), 1 muỗng rượu vang trắng, 4 muỗng nước sôi…. rồi các thành phần ớt & đậu phộng “chang chí” thì tùy thích
***Có người bỏ dấm gạo thêm vào tương nhưng mình ko bỏ, vì như vậy tương ko giữ được lâu. Vì khi mình làm có dư ra, bỏ vào hủ đậy kín nắp, bỏ vào tủ lạnh có thể để thêm vài tuần. Muốn ăn chua chua chút thì bỏ dấm vào ớt bằm, như vậy sự pha trộn vẫn hài hòa và tương vẫn giữ lâu
Theo cách bạn H thì rượu có tác dụng gần như dấm, nhưng với nhiệt độ cao, hơi rượu bay đi, tương sẽ giữ được lâu
Post a Comment