TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, trong thời gian tới cơ quan này sẽ đề xuất đưa quyền được chết (quyền an tử) vào dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi.
Theo TS Nguyễn Huy Quang, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có quy định quyền được chết, tuy nhiên ngành y tế có những đặc thù riêng.
Theo TS Nguyễn Huy Quang, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có quy định quyền được chết, tuy nhiên ngành y tế có những đặc thù riêng.
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh nan y không thể cứu chữa hoặc phải sống thực vật suốt đời. Ảnh minh họa
Trường hợp mắc bệnh nan y không thể cứu chữa, nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối phải sống đau đớn, vật vã từng ngày, từng giờ, có trường hợp phải sống thực vật... Họ mong muốn được chết nhưng lại không thể.
Vì vậy, nếu quyền được chết được đưa vào luật, người bệnh có quyền được đề nghị bác sĩ giúp đỡ để có một cái chết êm ái, nhẹ nhàng. Đây cũng là cách giải thoát cho người bệnh. Mỗi người đều có quyền tự quyết định sức khỏe, sinh mệnh của mình.
Trên thực tế, không có nhiều quốc gia áp dụng luật an tử. Đây là vấn đề mở, còn nhiều tranh cãi liên quan đến vấn đề y đức và đạo đức xã hội.
Nhiều ý kiến cho rằng, luật an tử đi ngược lại với lời thề Hypocrat, xâm phạm đến quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người là quyền được sống, ai giúp đỡ người khác chết có thể phạm tội "giết người" hoặc "xúi giục, giúp người khác tự sát".
Số khác đồng tình nhưng cho rằng để áp dụng được cần phải có những bộ tiêu chí riêng, quy định rõ những trường hợp nào mới được áp dụng, tránh việc lạm dụng.
Tại Việt Nam, đề xuất này từng được đưa ra vào năm 2005 nhưng không được Quốc hội thông qua vì cho rằng chưa đến thời điểm thích hợp.
Trường hợp mắc bệnh nan y không thể cứu chữa, nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối phải sống đau đớn, vật vã từng ngày, từng giờ, có trường hợp phải sống thực vật... Họ mong muốn được chết nhưng lại không thể.
Vì vậy, nếu quyền được chết được đưa vào luật, người bệnh có quyền được đề nghị bác sĩ giúp đỡ để có một cái chết êm ái, nhẹ nhàng. Đây cũng là cách giải thoát cho người bệnh. Mỗi người đều có quyền tự quyết định sức khỏe, sinh mệnh của mình.
Trên thực tế, không có nhiều quốc gia áp dụng luật an tử. Đây là vấn đề mở, còn nhiều tranh cãi liên quan đến vấn đề y đức và đạo đức xã hội.
Nhiều ý kiến cho rằng, luật an tử đi ngược lại với lời thề Hypocrat, xâm phạm đến quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người là quyền được sống, ai giúp đỡ người khác chết có thể phạm tội "giết người" hoặc "xúi giục, giúp người khác tự sát".
Số khác đồng tình nhưng cho rằng để áp dụng được cần phải có những bộ tiêu chí riêng, quy định rõ những trường hợp nào mới được áp dụng, tránh việc lạm dụng.
Tại Việt Nam, đề xuất này từng được đưa ra vào năm 2005 nhưng không được Quốc hội thông qua vì cho rằng chưa đến thời điểm thích hợp.
Theo nguon: tintuc.vn
Post a Comment