Theo tin quan su mới nhất đưa tin về hình ảnh vệ tinh mới đây của Airbus Defence and Space cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một đường băng bê tông trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu cải tạo các rặng san hô ngầm nhỏ, vốn chìm dưới mặt biển, thành những hòn đảo nhân tạo đủ lớn cho hạ tầng quân sự và dân sự từ tháng 8/2014. Theo IHS Jane, đường băng trên Đá Chữ Thập có thể dài khoảng 3.000 m. Đường băng của lực lượng không quân Trung Quốc thường có độ dài khoảng 2.700 – 4.000 m.
“Việc lát và chuẩn bị mặt bằng tại phần khác của đường băng cũng được mở rộng. Ngoài ra, Trung Quốc còn lát khoảng 20 m đường của sân đỗ dài 400 m”, IHS Jane đưa tin ngày 15/4.
Trung Quốc xây dựng đường băng dài 3.000 m tại Trường Sa
Các hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy Trung Quốc đang mở rộng một đường băng khác tại quần đảo Hoàng Sa, nơi có trữ lượng lớn tài nguyên năng lượng ở Biển Đông và là tuyến hàng hải quan trọng - lưu thông một khối lượng lớn hàng hóa trị giá lên tới 5.000 tỷ USD mỗi năm.
Đường băng tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1956 dài khoảng 2.300 m trước khi Bắc Kinh tiến hành nâng cấp năm 2014. Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang mở rộng đường băng phi pháp này để đạt độ dài khoảng 3.000 m.
Bắc Kinh đang đẩy nhanh hoạt động cải tạo đất trên 7 bãi đá tại quần đảo Trường Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm 9/4 tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng các đảo nhân tạo mà nước này đang xây dựng trái phép trên Biển Đông để "phòng vệ quân sự và cung cấp dịch vụ dân sự có lợi cho các nước xung quanh".
Việc bồi đắp và nạo vét cát biển của Trung Quốc diễn ra với tốc độ chóng mặt. Trang New York Times cho biết, các hoạt động này chỉ bắt đầu từ tháng 1/2015, tuy nhiên, cho tới nay một khối lượng cát biển khổng lồ đã được đưa lên và tạo thành các hòn đảo rộng lớn.
Những hình ảnh từ vệ tinh cho thấy các công trình quân sự trên các hòn đảo nhân tạo này hiện trong giai đoạn hoàn thành và có sức chứa lên tới 500 - 800 binh lính, bất chấp sự phản đối của các quốc gia trong khu vực.
Người đứng đầu trang web nổi tiếng của châu Á, Maritime Transparency Initiative (Minh bạch hàng hải), Mira Rapp-Hooper nói: "Các hành động của Trung Quốc tại khu vực Đá Vành Khăn là bằng chứng rõ về mưu đồ lấn chiếm lãnh thổ của Bắc Kinh là hành vi là rõ ràng và có hệ thống".
"Trung Quốc sẽ có thể nhanh chóng tiến hành các động thái quân sự tại vị trí cách lãnh thổ của họ hàng nghìn km và điều này khiến căng thẳng trong khu vực Biển Đông ngày một leo thang" - bà Mira cho biết.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông và lập luận rằng "đường 9 đoạn" được vẽ theo đường tàu thủy của họ chạy trong những năm 1940 là "phù hợp với chủ quyền của nước này ở Biển Đông". Không một nước nào công nhận giá trị pháp lý của "đường 9 đoạn" và rất nhiều nước lo ngại rằng các hoạt động cải tạo của Trung Quốc là một phần của chiến dịch tạo "sự đã rồi" ở Biển Đông.
Theo nguồn : tin quan su
Chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu cải tạo các rặng san hô ngầm nhỏ, vốn chìm dưới mặt biển, thành những hòn đảo nhân tạo đủ lớn cho hạ tầng quân sự và dân sự từ tháng 8/2014. Theo IHS Jane, đường băng trên Đá Chữ Thập có thể dài khoảng 3.000 m. Đường băng của lực lượng không quân Trung Quốc thường có độ dài khoảng 2.700 – 4.000 m.
“Việc lát và chuẩn bị mặt bằng tại phần khác của đường băng cũng được mở rộng. Ngoài ra, Trung Quốc còn lát khoảng 20 m đường của sân đỗ dài 400 m”, IHS Jane đưa tin ngày 15/4.
Trung Quốc xây dựng đường băng dài 3.000 m tại Trường Sa
Các hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy Trung Quốc đang mở rộng một đường băng khác tại quần đảo Hoàng Sa, nơi có trữ lượng lớn tài nguyên năng lượng ở Biển Đông và là tuyến hàng hải quan trọng - lưu thông một khối lượng lớn hàng hóa trị giá lên tới 5.000 tỷ USD mỗi năm.
Đường băng tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1956 dài khoảng 2.300 m trước khi Bắc Kinh tiến hành nâng cấp năm 2014. Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang mở rộng đường băng phi pháp này để đạt độ dài khoảng 3.000 m.
Bắc Kinh đang đẩy nhanh hoạt động cải tạo đất trên 7 bãi đá tại quần đảo Trường Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm 9/4 tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng các đảo nhân tạo mà nước này đang xây dựng trái phép trên Biển Đông để "phòng vệ quân sự và cung cấp dịch vụ dân sự có lợi cho các nước xung quanh".
Việc bồi đắp và nạo vét cát biển của Trung Quốc diễn ra với tốc độ chóng mặt. Trang New York Times cho biết, các hoạt động này chỉ bắt đầu từ tháng 1/2015, tuy nhiên, cho tới nay một khối lượng cát biển khổng lồ đã được đưa lên và tạo thành các hòn đảo rộng lớn.
Những hình ảnh từ vệ tinh cho thấy các công trình quân sự trên các hòn đảo nhân tạo này hiện trong giai đoạn hoàn thành và có sức chứa lên tới 500 - 800 binh lính, bất chấp sự phản đối của các quốc gia trong khu vực.
Người đứng đầu trang web nổi tiếng của châu Á, Maritime Transparency Initiative (Minh bạch hàng hải), Mira Rapp-Hooper nói: "Các hành động của Trung Quốc tại khu vực Đá Vành Khăn là bằng chứng rõ về mưu đồ lấn chiếm lãnh thổ của Bắc Kinh là hành vi là rõ ràng và có hệ thống".
"Trung Quốc sẽ có thể nhanh chóng tiến hành các động thái quân sự tại vị trí cách lãnh thổ của họ hàng nghìn km và điều này khiến căng thẳng trong khu vực Biển Đông ngày một leo thang" - bà Mira cho biết.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông và lập luận rằng "đường 9 đoạn" được vẽ theo đường tàu thủy của họ chạy trong những năm 1940 là "phù hợp với chủ quyền của nước này ở Biển Đông". Không một nước nào công nhận giá trị pháp lý của "đường 9 đoạn" và rất nhiều nước lo ngại rằng các hoạt động cải tạo của Trung Quốc là một phần của chiến dịch tạo "sự đã rồi" ở Biển Đông.
Theo nguồn : tin quan su
Post a Comment