"Việt Nam chúng tôi có lẽ cũng như tất cả các quốc gia, các nước trên thế giới sẽ bằng mọi biện pháp để bảo vệ độc lập chủ quyền của mình...".
Đây là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài trong chuyến thăm chính thức nước Đức bắt đầu từ 15/10.
Hai nhà lãnh đạo cho rằng việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông phải bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
Thủ tướng Đức Angela Markel cũng nêu rõ quan điểm Đức ủng hộ lập trường của Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và coi đây là phương thức hiệu quả để giải quyết các khác biệt.
Thủ tướng Đức Angela Markel khẳng định: “Đức rất quan tâm có một con đường hàng hải tự do và an toàn. Chính vì vậy, chúng tôi thường xuyên nói về vấn đề này trong phạm vi song phương và tại khu vực Liên minh châu Âu, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đề cập đến vấn đề này. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các bên giải quyết căng thẳng bằng biện pháp hòa bình và các quốc gia thực thi đúng các cam kết quốc tế của mình. Không chỉ có Đức mà nhiều nước trong Liên minh châu Âu chắc chắn sẽ trao đổi vấn đề này tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 10 để tạo được con đường hàng hải tự do, doc bao, an toàn...”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Router rằng Việt Nam có kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế hay không, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam chúng tôi có lẽ cũng như tất cả các quốc gia, các nước trên thế giới sẽ bằng mọi biện pháp để bảo vệ độc lập chủ quyền của mình theo đúng luật pháp quốc tế. Tôi cho rằng biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, tiến bộ mà cả thế giới, cả nhân loại đều ủng hộ”.
Hai Thủ tướng đánh giá quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Đức có sự phát triển nhanh về mọi mặt. Trong nhiều năm liền, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2013 đạt 7,7 tỷ USD, tăng 18 % so với năm 2012. Hiện Đức đang xếp thứ 22/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 232 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký đạt 1,25 tỷ USD. Khoảng 250 doanh nghiệp, trong đó có nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu của Đức như Siemens, Bosch, Bilfinger... đang kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam.
Trước đó, tại buổi hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Markel bày tỏ hài lòng về sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả của quan hệ đối tác chiến lược với việc triển khai thành công nhiều nội dung trong kế hoạch hành động chiến lược; nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao nhằm tạo xung lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ tổ chức các sự kiện có ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức vào năm 2015.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Đức đã cung cấp ODA cho Việt Nam, góp phần quan trọng hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Phía Đức đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác sử dụng hiệu quả nguồn vốn do Chính phủ Đức tài trợ và khẳng định sẽ tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam trong thời gian tới, tập trung vào 3 lĩnh vực ưu tiên là năng lượng, bảo vệ môi trường và dạy nghề.
Đây là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài trong chuyến thăm chính thức nước Đức bắt đầu từ 15/10.
Hai nhà lãnh đạo cho rằng việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông phải bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
Thủ tướng Đức Angela Markel cũng nêu rõ quan điểm Đức ủng hộ lập trường của Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và coi đây là phương thức hiệu quả để giải quyết các khác biệt.
Thủ tướng Đức Angela Markel khẳng định: “Đức rất quan tâm có một con đường hàng hải tự do và an toàn. Chính vì vậy, chúng tôi thường xuyên nói về vấn đề này trong phạm vi song phương và tại khu vực Liên minh châu Âu, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đề cập đến vấn đề này. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các bên giải quyết căng thẳng bằng biện pháp hòa bình và các quốc gia thực thi đúng các cam kết quốc tế của mình. Không chỉ có Đức mà nhiều nước trong Liên minh châu Âu chắc chắn sẽ trao đổi vấn đề này tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 10 để tạo được con đường hàng hải tự do, doc bao, an toàn...”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Router rằng Việt Nam có kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế hay không, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam chúng tôi có lẽ cũng như tất cả các quốc gia, các nước trên thế giới sẽ bằng mọi biện pháp để bảo vệ độc lập chủ quyền của mình theo đúng luật pháp quốc tế. Tôi cho rằng biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, tiến bộ mà cả thế giới, cả nhân loại đều ủng hộ”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Markel. |
Trước đó, tại buổi hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Markel bày tỏ hài lòng về sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả của quan hệ đối tác chiến lược với việc triển khai thành công nhiều nội dung trong kế hoạch hành động chiến lược; nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao nhằm tạo xung lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ tổ chức các sự kiện có ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức vào năm 2015.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Đức đã cung cấp ODA cho Việt Nam, góp phần quan trọng hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Phía Đức đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác sử dụng hiệu quả nguồn vốn do Chính phủ Đức tài trợ và khẳng định sẽ tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam trong thời gian tới, tập trung vào 3 lĩnh vực ưu tiên là năng lượng, bảo vệ môi trường và dạy nghề.
Post a Comment