Xem thêm "tin tức nội thất gia đình Đăng Khoa mart Sửa máy văn phòng Có chuyện hà mã Vườn thú Hà Nội chảy máu loang lổ? GuidePedia

0

Một bức hình chụp con hà mã của Vườn thú Hà Nội nằm bệt xuống sàn xi măng, “máu” dưới cổ chảy ra loang lổ, đã gây sốc cho dư luận.

Bức hình này kèm với chú thích ảnh: “Hà mã bị thương, chảy máu nằm phơi ngoài sân chuồng nhốt nhưng không có sự chăm sóc của nhân viên vườn thú, khiến khách tham quan thắc mắc” nằm trong bài viết của một tờ báo điện tử có tựa đề “Voi, hà mã bị “hành xác” giữa Thủ đô”, đăng tải hôm 17/11/2011.

Bức hình gây sốc (Ảnh: Infonet)

Quả thực nếu nhìn vào bức hình, người xem có cảm giác con hà mã bị thương khá nặng. Tìm hiểu điều này, PV đã gặp bà Hà Thu Phương, Giám đốc xí nghiệp Chăn nuôi và phát triển động vật - đơn vị chịu trách nhiệm chăm sóc các vật nuôi tại vườn thú Hà Nội (trực thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Vườn thú Hà Nội).

Bà Phương tận tay dẫn chúng tôi ra chuồng nuôi hà mã, lúc này 2 con vật to kềnh càng nặng hàng tấn đang đủng đỉnh ăn cỏ, không hề có vẻ gì tỏ ra mệt mỏi. Chỉ lớp chất dịch đang rỉ ra trên người chúng, bà Phương giải thích: “Đã có sự nhầm lẫn của phóng viên (báo điện tử nói trên) giữa chất dịch này và máu của hà mã. Có thể thông cảm cho phóng viên, nếu chỉ nhìn qua thì đúng như máu chảy thật. Nhưng thực tế chất dịch có màu đỏ tươi này là một hỗn hợp các sắc tố, có chức năng chống nắng, kháng sinh cũng như giữ cho loài động vật này luôn mát mẻ ”.

Sau đó bà giám đốc cho chúng tôi xem một bản tài liệu dịch để chứng minh lời mình nói là đúng. Đứng thêm chừng 10 phút, ăn no chán chê, hai con hà mã lại đủng đỉnh bước xuống mấy hồ nước, trầm mình giữa trời Hà Nội lạnh giá.

Một nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Dược Kyoto (Nhật Bản), trên thực tế, các chất dịch do hà mã tiết ra không phải mồ hôi cũng chẳng phải máu mà là một hỗn hợp của các sắc tố. Những sắc tố này có chức năng là chất chống nắng, kháng sinh cũng như giữ cho loài động vật này luôn mát mẻ.

Chất dịch có màu đỏ tươi là một cảnh tượng quen thuộc đối với bất kỳ ai mặt đối mặt với hà mã. Nó xuất hiện trên lưng, mặt và đằng sau tai. Thực sự là trông chúng giống như máu đang tuôn chảy. Hà mã có xu hướng tạo ra nhiều chất dịch này hơn khi chúng ở trên vùng đất khô cằn chứ không phải bơi dưới sông hoặc hồ, làm cho nhiều người cho rằng nó na ná mồ hôi. Tuy nhiên, các chuyên gia khác lại cho rằng nó có chức năng không thấm nước, bởi hà mã trưởng thành có thể chìm nghỉm dưới mặt nước trong hơn 5 giờ.

Nhóm nghiên cứu của Hashimoto đã sử dụng gạc để thu thập chất dịch từ mặt và lưng của hai con hà mã Satsuki (cái) và Jiro (đực) tại Vườn thú Ueno ở Tokyo. Công việc này nghe có vẻ sởn tóc gáy bởi hà mã rất hung dữ. Tuy nhiên, chuyên gia John Davis thuộc Vườn thú Riverbanks (Mỹ) cho biết chúng rất ngoan ngoãn nếu con người biết vỗ về đúng cách.

Sau khi lấy mẫu, nhóm nghiên cứu phân tích thành phần hoá chất của chúng và phân lập được hai sắc tố, một đỏ và một da cam. Họ đặt tên cho chúng là a-xít hipposudoric và a-xít norhipposudoric. Chính những hợp chất này làm cho hà mã có “dáng vẻ hồng hào”. Tiếp đến, họ kiểm tra giả thuyết rằng chúng vừa là chất chống nắng vừa là kháng sinh. Sau khi kiểm tra quang phổ mặt trời được hai sắc tố hấp thụ, họ kết luận hợp chất này bảo vệ hà mã khỏi các tia cực tím có hại.

Sắc tố đỏ cũng hạn chế sự tăng trưởng của Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella pneumoniae gây bệnh. Điều đó chứng tỏ hỗn hợp có thể bảo vệ hà mã khỏi vi khuẩn. Một chức năng kép như vậy sẽ có ích đối với loài động vật to lớn này vốn sống ở Trung Phi, chủ yếu ở vùng thung lũng sông Nile. Chúng dành nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời và thường giao chiến với nhau, để lại những vết thương dễ bị nhiễm trùng.

Theo nhóm nghiên cứu, khi phân lập, các hợp chất mới được phát hiện này rất không ổn định. Tuy nhiên, hà mà có thể giữ lại màu đỏ tươi của chất dịch tiết ra trong nhiều giờ trước khi mờ dần.
(Tài liệu bà Phương trao đổi với phóng viên)

Theo An Huy/ANTD

Post a Comment

 
Top