Xem thêm "tin tức nội thất gia đình Đăng Khoa mart Sửa máy văn phòng Kinh tế - Tài chính thế giới tuần qua GuidePedia

0
Châu Âu là mảng tối nhất của kinh tế thế giới trong tuần.

: Thị trường lạc quan khi thông tin kinh tế Mỹ liên tục phát đi tín hiệu tích cực, các Ngân hàng Trung ương tăng cường ngăn khủng hoảng châu Âu. Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 0,61 điểm tương đương 0,01% xuống 12.019,42 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 0,3 điểm tương đương 0,02% xuống 1.244,28 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,73 điểm tương đương 0,03% lên 2.626,93 điểm. Tính cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 7%; chỉ số S&P 500 tăng 7,38%; chỉ số Nasdaq tăng 7,58%.

: TTCK châu Âu có tuần tăng điểm mạnh nhất trong 3 năm sau khi các Ngân hàng Trung ương hành động để giảm thiểu căng thẳng khủng hoảng nợ, Trung Quốc tăng nguồn cung tiền mặt cho các ngân hàng để hỗ trợ tăng trưởng cho nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Chỉ số Stoxx Europe 600 tăng 8,7% lên mức 240,73 điểm và như vậy ghi nhận tuần tăng điểm mạnh nhất từ tháng 11/2008. Chỉ số hiện tăng được 12% từ mức thấp của năm thiết lập ngày 22/09/2011 và tính từ đầu năm 2011 đến nay còn hạ 13%. Chỉ số chứng khoán chính tại TTCK các thị trường Tây Âu tăng điểm mạnh trong tuần, ngoại trừ thị trường Iceland. Chỉ số CAC 40 của thị trường Pháp và chỉ số DAX của thị trường Đức tăng 11%; chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh tăng 7,5%.

Hoạt động tạo việc làm tại Mỹ trong tháng 11/2011 vẫn ở mức thấp, chỉ 120 nghìn việc làm được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp tháng 11/2011 giảm xuống mức 8,6%,

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tháng 11/2011 giảm từ mức 9% xuống mức 8,6%. Số lượng người Mỹ tham gia vào thị trường lao động giảm. Tỷ lệ này giảm xuống mức 64% từ mức 64,2% của tháng 10/2011.

Mức lương trung bình không thay đổi nhiều, tăng 2 cent lên mức 23,18USD/giờ. Số lượng việc làm trong lĩnh vực tư nhân tăng 140 nghìn, thấp hơn khá nhiều so với báo cáo trong tuần cho thấy số lượng việc làm trong lĩnh vực tư nhân tăng 200 nghìn trong tháng 11/2011.

Hãng tin ANSA ngày 1/12 dẫn lời Bộ trưởng Công nghiệp, Giao thông Vận tải và Cơ sở hạ tầng Italy Corrado Passera cảnh báo nền kinh tế của nước này có lẽ đang ở bên bờ vực của sự suy thoái.

Theo ông Passera, khả năng suy thoái kinh tế của Italy, cũng đã được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo sẽ diễn ra vào năm 2012, là do "những lý do bên ngoài" như sự tăng trưởng yếu kém của nền kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng euro do Hy Lạp gây ra.

Trong con mắt của các nhà đầu tư, Pháp đang bị loại khỏi câu lạc bộ với khá ít thành viên còn giữ được hạng tín nhiệm vàng "AAA"- chìa khóa mở ra “kho bạc” khi nhà nước cần huy động vốn.

Các chuyên gia cho rằng, Pháp - nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone - đang nằm trong "vòng nguy hiểm" khi phí tổn vay mượn của Paris đã tăng tới mức được xem là "không thể chống đỡ nổi." Thực tế, chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giữa Pháp và Đức đang ngày càng nới rộng ở mức chưa từng có.

Hiện lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Pháp là 3,46%, cao gấp đôi so với Đức - nền kinh tế được coi là vững mạnh nhất của khối Eurozone hiện tại. Điều đó cho thấy giới đầu tư đang lảng tránh trái phiếu chính phủ Pháp để chuyển hướng đầu tư sang nguồn trái phiếu chính phủ an toàn hơn nhiều của Đức.

Ngày 30/11, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng với tất cả các ngân hàng khoảng 50 điểm cơ bản, bắt đầu từ ngày 05/12/2011.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc trước đó ở mức 21,5% áp dụng với các ngân hàng lớn nhất sau nhiều lần tăng trong năm 2011 để kiềm chế lạm phát. Lạm phát tại Trung Quốc lập đỉnh vào tháng 7/2011 ở mức 6,5%.

Đến tháng 10/2011, tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc xuống mức 5,5%. Các chuyên gia tin rằng lạm phát sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 11/2011. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu tháng 10/2011 lên mức 10,3%, cao nhất trong lịch sử đồng euro. Như vậy Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ phải tiếp tục ứng phó mạnh mẽ hơn để ngăn khủng hoảng ngay cả khi lạm phát đang ở mức rất cao. Tháng 10/2011, thêm 126 nghìn người thất nghiệp, tổng số người thất nghiệp tại khu vực đồng tiền chung lên tới 16,3 triệu, cao nhất từ năm 1995.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha lên cao nhất ở mức 22,8%, tỷ lệ thất nghiệp ở Italy cũng lên mức 8,5%. Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức tiếp tục trong xu thế giảm, từ mức 5,7% vào tháng 9/2011 xuống mức 5,5% vào tháng 10/2011. Thất nghiệp tại Đức không ngừng giảm trong hơn 2 năm.

Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu đã đồng ý mở rộng quỹ giải cứu dành cho các nước gặp khó khăn trong khủng hoảng nợ châu Âu.

Sau khi hàng loạt các biện pháp được đưa ra mà không thể bảo vệ được Italy và Tây Ban Nha khỏi việc lợi suất trái phiếu chính phủ ngày một căng cao, Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu đã phải nhóm họp tại Brussels để tìm cách tăng tính hiệu quả cho kênh bình ổn.

Quy mô của quỹ sẽ không đạt được mục tiêu 1,3 nghìn tỷ USD đã tuyên bố, Thủ tướng Lucxembourg cho biết quy mô của quỹ khá lớn.

Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) đã thông qua đợt cứu trợ tiếp theo trị giá 8 tỷ euro (10,7 tỷ USD) dành cho Hy Lạp. Nếu không có khoản tiền này, Hy Lạp sẽ hết tiền mặt và rơi vào cảnh vỡ nỡ trước Giáng sinh năm nay.

Các ngân hàng Italy đang phát động chiến dịch khuyến khích người dân mua nợ chính phủ để giảm bớt việc nước này phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tiền từ nước ngoài.

Nhà kinh tế trưởng của công ty xếp hạng tín dụng CARE Ratings (Ấn Độ), Madan Sabnavis, dự đoán tình trạng đồng USD mạnh lên so với đồng euro sẽ tiếp diễn cho đến tháng 3/2012 và tỷ giá trao đổi giữa hai đồng tiền này vào thời điểm đó sẽ giữ ở mức 1 euro đổi 1,33-1,35 USD.

Khu vực đồng euro (Eurozone) có thể sụp đổ, song điều này sẽ không thể xảy ra trong tương lai gần.

Post a Comment

 
Top